Ngày Nay số 282

Mùa hè, thời tiết nắng nóng ở miền Bắc đang là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những ngày đầu tháng 6, khoa Nhi của các bệnh viện (BV) tuyến trung ương và Hà Nội đều chật kín lối. Phụ huynh nghỉ làm đưa con đi khám bệnh đứng lố nhố từ nhà xe, hành lang, sảnh bệnh viện đến các cửa tiếp nhận bệnh nhi. Hầu hết các trường hợp trẻ đều mắc các bệnh liên quan đến thời tiết. Tại BV Nhi Trung ương, chỉ riêng trong tuần qua, số bệnh nhi nhập viện liên tục tăng. Khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận trung bình khoảng 4-5.000 bệnh nhi mỗi ngày liên quan đến các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Theo chia sẻ của TS Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh Đa khoa, BV Nhi Trung ương, sau thời điểm dịch COVID-19, lượng bệnh nhân đến khám tăng lên nhiều so với trước đó. Như mọi năm, cứ vào mùa nắng nóng, nhiều bệnh nhi vào viện với các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa... Số lượngbệnhnhi đến khámgiai đoạn này cũng tăng lên hơn so với những tháng trước. Đây làmột trong những thời điểm cao điểmnhất trong năm. “Tại BV Nhi Trung ương, những bệnh nhân được cha mẹ đưa đến khám sớm, với biểu hiện của trẻ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy…Hầunhư trẻđếnkhám khôngbịmấtnướcnặng.Năm nay, một số trường hợp (tiêu chảy) xét nghiệm khoảng 2030mẫu cho thấy có norovirus. Nếu như rotavirus gây tiêu chảy, mất nước nặng, điều trị lai rai khoảng 5-7 ngày thì con virus độc norovirus gây nôn nhiều nhưng đi ngoài rất ít, chỉ có từ 1-2 lần/ngày, điều trị rất nhanh, chỉ cần bù đủ nước là hôm sau bệnh nhân bình phục” - TS Nguyễn Thị Mai Hoàn cho biết. Khoa Nhi của các BV như Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn… cũng ghi nhận số lượng bệnh nhi gia tăng, nhất là các bệnh viêm đường hô hấp và tiêu chảy cấp. Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Phó Trưởng khoa Nhi, BV Thanh Nhàn cho hay, những ngày qua, khoa Nhi tiếp nhận số lượng bệnh nhi nhập viện tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với trước. Số lượng bệnh nhi tại Khoa đang dao động khoảng 70 - 80 bệnh nhi/ngày; chủ yếu là mặt bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy; trong đó viêm đườnghô hấp chiếmtới 70%. Các bệnh nhi chủ yếu khám và nhập viện với các triệu chứng viêm đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi; nôn, tiêu chảy…Một số bệnh nhi được đưa đến thăm khám sớm nhưng cũng có những trường hợp đến viện muộn, thậm chí suy hô hấp. Nguyên nhân của các trường hợp viêm phổi trẻ em chủ yếu do virus (tới 70%), thường gặp nhất là virus hợp bào đường hô hấp RSV; hoặc do vi khuẩn phế cầu gây ra viêm phổi ở trẻ. Virus thường phát sinh, phát triển ở nhiệt độ, độ ẩm cao. Thời tiết như hiện nay đang rất thuận lợi cho các virus này phát triển, vì vậy đã khiến gia tăng tình trạng lây nhiễm ở trẻ.“Virus hợp bào đường hô hấp RSV có thể xâm nhập và gây tổn thương biểu mô đường thở, gây viêmtiểu phế quản, viêm đườnghôhấp, phùnềdẫn tới khó thở, suy hô hấp ở trẻ. Bên cạnh viêm phổi, viêm phế quản, số trẻ bị sốt và tiêu chảy, nôn cũng gia tăng; căn nguyên chủ yếu được xác định cũng là do virus. Với tình trạng này, trẻ thường đáp ứng tốt khi điều trị đúng, bù điện giải kịp thời cho trẻ; trẻ nhanh hồi phục” - bác sĩ Sang lưu ý. n Mùa hè, nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp Thông tin trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với công nhân diễn ra sáng 12/6 tại Bắc Giang. Cuộc đối thoại được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu trên toàn quốc. Cuộc gặp gỡ, đối thoại cùng công nhân có chủ đề“Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, thích ứng, an toàn” là sự kiện hết sức ý nghĩa để Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, chia sẻ, trao đổi nhằm tìm ra những nhiệm vụ, giải pháp đối với các vướngmắc, tâm tư, nguyện vọng các anh chị em công nhân, người lao động. Đã có 10.000 câu hỏi gửi đến Thủ tướng trước ngày đối thoại trực tiếp, trong đó, có câu hỏi liên quan đến chăm sóc sức khỏe của một công nhân ở tỉnhVĩnh Phúc, phản ánh công nhân thường xuyên phải tăng ca ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rất khó khăn trong việc khám chữa bệnh do bệnh viện ở xa nơi làm việc. Chị đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng quy hoạch phát triển bệnh viện tại các khu công nghiệp, trước mắt tổ chức cơ sở khám chữa bệnh trong các khu công nghiệp để thuận tiện cho công nhân đến khám chữa bệnh và cấpcứukịp thời khi có sựcố, tai nạn tại các nhà máy. Đồng thời cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh vào chủnhật vàđược thanh toán bảo hiểm y tế vì hầu hết công nhân đều đi làm từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần”. Trong câu trả lời, Thủ tướng cho biết, nhà nước chủ trương đặt sức khỏe của người dân, tính mạng của người dân lên trên hết. Do đó, trước mắt, trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, y tế cơ sở và y tế dự phòng sẽ được đầu tư nguồn lực là 14.000 tỷđể tăngcườngnăng lực. BộY tế đang phối hợp với các bộ, ngành vàđịaphương liênquangiải ngân nguồn vốn này để giải quyết khó khăn ngay trong ngắn hạn. “Về lâu dài, chúng ta nên nghiên cứu tổ chức y tế, trạm xá hay cơ sở khám chữa bệnh sao cho phù hợp cho các khu công nghiệp. Đề nghị Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu. Những gì thuộc về cơ chế, chính sách, thể chế thì phải bổ sung ngay vào Luật Khám chữa bệnh theo hướng làm sao để bố trí nguồn lực, nhân lực, tổ chức thực hiện hiệu quả nhất để công nhân được tiếp cận y tế từ xa, từ cơ sở, sớm nhất, nhanh nhất có thể”–Thủ tướng nói thêm. PV Trẻ vào viện thămkhámgia tăngđột biếnnhữngngàybắt đầunắngnóng trêndiện rộng Đầu tư 14.000 tỷ đồng cho y tế cộng đồng, y tế cơ sở NGAYNAY.VN 17 SỨCKHỎE Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==