Ngày Nay số 282

Cắt điểm cộng sau 2 năm, giảm dần theo điểm số Theo dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến áp dụng từ năm2023, thí sinh sẽ chỉ được hưởng điểmcộng ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Các năm tiếp theo, các em sẽ không được hưởng chính sách này. Số điểm cộng ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng của các thí sinh cũng được điều chỉnh. Cụ thể, các thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT ba môn theo tổ hợp xét tuyển từ dưới 22,5 điểm sẽ được giữ nguyên điểm cộng ưu tiên theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểmưu tiên thí sinh được hưởng= [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường. Lý giải về thay đổi này, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay việc chỉ cộng điểm ưu tiên khu vực trong hai năm đầu sau tốt nghiệp THPT nhằm đảm bảo tính công bằng hơn nữa cho các thí sinh xét tuyển vào đại học, cao đẳng (đối tượng thí sinh chuẩn bị dự thi tốt nghiệp và thí sinh đã tốt nghiệp có nhu cầu thi lần thứ ba để xét tuyển đại học, cao đẳng), bởi các thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước sẽ có lợi thế, có cơ hội học tập, ôn luyện với thời giannhiềuhơn hẳn so với các thí sinhchuẩnbị thi tốt nghiệp lần đầu. Về việc giảm điểm cộng ưu tiên với các thí sinhđiểmcao từ22,5điểmtrở lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết qua thống kê điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của ba năm gần đây, nhóm thí sinh không được cộngđiểmưutiên(chiếm25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng ba môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau). Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 22,5 điểmcủa nhómđã cộngđiểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn. Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậmchí tỷ lệnày caogấpđôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệmcận 30 điểm. Với phân tích trên, BộGiáo dục và Đào tạo cho rằng việc điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên nhằm đảm bảo giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làmnhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế. Chưa đảm bảo công bằng? Thông tin giảm điểm cộng ưu tiên theo điểm số của BộGiáodục vàĐào tạođã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, phụ huynh, nhất là với các học sinhở khu vực nông thôn, miền núi. Có con sẽ tham gia thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học vào năm 2023, chị Nguyễn Thị Hường (huyện Thái Thụy, Thái Bình) cho hay điều này là chưa công bằng. Ở khu vực 2 nông thôn, con chị sẽ được cộng 1 điểm vào tổng điểm thi. “Để có điểm cao, các con phải cố gắng nỗ lực rất nhiều vì điều kiện học tập ở nông thôn không được tốt như thành phố. Nếu trong cùng một khu vực thì điểm cộng ưu tiên phải như nhau mới khuyến khích được các con cố gắng phấn đấu”, chị Hường nói. Đây cũng là chia sẻ của thầy Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1, huyệnQuảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa. “Chính sách vùng miền thì phải như nhau với các học sinh trong cùng một vùngmiền, không thể emhọc tốt, nhiều cố gắng lại bị giảm điểmưu tiên so với những em năng lực thấp hơn hay ít cố gắng hơn”, thầy Dỵ cho hay. Cùng quan điểmnày, giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại một cách thấu đáo hơn dự kiến thay đổi quy chế này để có điều chỉnh phù hợp. Từng nhiều năm gắn bó với công tác tuyển sinh và đào tạo đại học, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh đã được thực hiện hàng chục năm qua để tạo cơ hội cho các thí sinh vùng khó khăn được học đại học. Trong khi đó, tình trạng điểm chuẩn đại học lên đến trên 30 điểm, thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học, thậm chí 30 điểm vẫn không đủ điểm đỗ vì có các thí sinh khác điểm cũng cao đồng thời được cộng điểm ưu tiên lại chỉ mới xảy ra vài năm gần đây. “Điều này là do cách ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi dễ, tính phân hóa thấp nên thí sinh không khó để đạt điểm cao, thậm chí đạt điểm tối đa. Vì thế, Bộ cần điều chỉnh đề thi theo hướng tăng độ khó để điểm thi có tính phân loại cao hơn thay vì điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên”, giáo sư Nguyễn Đình Đức nói. n Với phân tích trên, BộGiáo dục vàĐào tạocho rằngviệc điềuchỉnhchínhsáchcộng điểmưu tiênnhằmđảmbảo giúp tăng tiếpcậngiáodục vàđào tạobậc caođối với các thí sinhởvùngkhókhăn và thuộcđối tượngyếu thế nhưngvẫnđảmbảosựcông bằng, tránhđể sựhỗ trợđó lại làmnhómthí sinhkhácbị bất lợi vàyếu thế. TUYẾT MAI Sẽ không còn hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm. Trong đó, điểmmới đáng lưu ý nhất là thay đổi trong cách tính điểm ưu tiên. NGAYNAY.VN 16 GIÁODỤC Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==