Ngày Nay số 282

NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Khi được mời đến tọa đàm “Báo chí vì bức tranh giáo dục có trẻ em gái dân tộc thiểu số”, tôi đã đắn đo giữa 3 tư cách phát biểu. Tôi có mười mấy năm làmbáo. Tôi cũng là thành viên của nhiều quỹ xã hội và tổ chức phi chính phủ, với các dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Và cuối cùng, tôi cũng là một người dân tộc thiểu số. Bố tôi là một người dân tộc Tày. Tôi là một người dân tộc Tày, và con trai tôi vì thế cũng là một người Tày. Tất nhiên đến thời Hoàng Anh – con trai tôi - “dân tộc Tày” chỉ còn là một di sản gia đình, chứ không còn đại diện cho không gian kinh tế và văn hóa của cậu ấy nữa. Nhưng trong ký ức ấu thơ của tôi, hay là trong cuộc đời của bố tôi, khoảng gần 30 năm trước, vẫn rất rõnét nhữngkỳ thị của đám đông, hay là mặc cảm của bản thân ông, về một cái nhãn dán tên là “thằng dân tộc”. Nhãnnàymạnhđếnmức thời thiếu niên, có những lúc chính tôi thực sự tin rằng việc ông nghiện rượu và các biểu hiện bạo lực gia đình đến từ việc ông là một “ông dân tộc”, ở trên núi xuống. Tôi mất 30 năm để hiểu về sự cô độc, nỗi buồn và cả những biểu hiện trầmcảmở ông ngày đó. Sau 30 năm, tôi vẫn bắt gặp thói quen tư duy này. Nômna làcómột vài tínhcách xấu xí, người ta gán cho đặc tính của sắc tộc. Dân tộc thế nàymiền núi thế khác. Sau 30 năm thì khá nhiều vùng kinh tế của cộng đồng dân tộc Tày, các tỉnh trung du phía Bắc, kinh tế đã phát triển, và có vẻ ít người dán nhãn với người Tày hơn. Nhưng người Mông, người Nùng, người Khmer và các nhóm ở các vùng kinh tế chậm phát triển hơn, vẫn mang định kiến. Tôi phải thú thực là chính mình, trong tư cách một người đô thị điển hình, lắm lúc cũng bực mình với các tập quán của một số cộng đồng. Vào nhà chưa nói được câu chuyện gì thì đã đè nhau ra uống. Làm ăn thì nhiều ông cũng trễ nải. Vệ sinh an toàn thực phẩm thì lắm nơi đúng là trò đùa. Việc thì đã không xong rồi tay cứ phải gắpmồm cứ phải uống. Tôi rất thành thật, là đã có những lúc, tôi phải tự ngăn bản thân quy kết kiểu“dánnhãn”.Trongmột khoảnh khắc, ai cũng có thể tặc lưỡi, “Ôi giời dân tộc người ta thế”. Tôi từng làm thế với bố mình. Bởi vì tôi có một số phận lai, dân tộc thiểu số nhưng lại sinh ra ở Hải Phòng, nên tôi có nhạy cảm đặc biệt với các tuyên bố về chủ đề này. Ví dụ, tôi nhận ra rằng định kiến tồn tại ở cả những lời tán dương. Đơn cử, “Người Dao hiếu học” là một mệnh đề khá quen thuộc. Ngẫm lại thì lời khen là gì? Ngay khi dán nhãn cho người Dao, dù là tốt đẹp, đã có sự phân biệt sắc tộc. Thế người Mông và người Khmer không hiếu học hay sao? Hiếu học khi trở thànhmột đặc tính gắn với một sắc tộc cụ thể -điềunày, dù vô tình và không có ý đồ sâu cay nào, không nên diễn ra. Nó tạo thành vết hằn tư duy. Hoặc ngược lại, tôi cũng nhận ra rằng nhiều nhà hoạt động cho quyền của người dân tộc thiểu số mang tâm lý nạn nhân hóa. Kiểu ai viết cái gì cũng nhạy cảm, chỉ trích, kêu là diễn ngôn sai, quy kết các anh tâm lý người Kinh thượng đẳng. Tôi bị quy kết thế mấy lần khi viết báo. May quá, mình lại không phải người Kinh, không thì bị quy kết thế khôngbiết đỡ thế nào, người ta yếu thế hơnmà. Tóm lại, trình bày dài như thế để đi đến một cách đặt vấn đề cho bài viết này: Là tôi chỉ muốn tiếp cận trẻ em gái dân tộc thiểu số ở đây dưới tư cách các nhóm dân cư của những vùng miền núi khó khăn, chứ không phải dưới tư cách sắc tộc. Tức là ảnh hưởng của chính sách, môi trường kinh tế, lên cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ emgái. Và vai trò của báo chí trong đó là gì. Tất nhiên, khi đã đề cập đến vấn đề giới, “trẻ em gái”, thì tập quán chắc chắn có vai trò. Nhưng tôi muốn thu hẹp lại thành vấn đề chính sách. Một câuchuyệncụ thểmà tôi đề cập ở đây là cô bé Vàng Thị Nga. Năm 2017, Vàng Thị Nga nói với các phóng viên Đề bài nào cho những CÔBÉ VÙNG CAO? Trước khi bàn đến giải pháp cho số phận của những đứa trẻ miền cao, chúng ta có một câu hỏi: Ai sẽ là người có trách nhiệm ra đề? ĐỨC HOÀNG Lời giải khôngnhất thiết phải đến từ ngânsáchnhànước. Nócó thể làmột đề bài chonhiều tổchức xãhội. Vàbáochí hoàn toàncó thể làmột bên rađề.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==