Ngày Nay số 282

NGAYNAY.VN 6 UNESCO Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Quán triệt tinh thần này, Văn phòng UNESCO đã phối hợp với các đơn vị báo chí, thông tấn tại Việt Nam nhằm giới thiệu rộng rãi những chương trình giảng dạy, cẩm nang được thiết kế phù hợp với bối cảnh truyền thông và nhu cầu báo chí ở cấp địa phương. Trong thời gian hơn 2 năm diễn ra đại dịch COVID-19, những mối quan hệ hợp tác này đã giúp phổ cập những tài liệu, tri thức quan trọng đến hàng trăm nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động của UNESCO. UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC): Tọa đàm trực tuyến “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em” Cách đây 1 năm, vào ngày 25/11/2021, nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, UNESCO và Viện SJC thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”. Sự kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí, truyền thông cũng như vấn đề bình đẳng giới trong báo chí và truyền thông, tập trung vào nhận diện vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em. Phiên bản tiếng Việt của tài liệu “Đưa tin về vấn đề Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo” cũng được giới thiệu tới các phóng viên, sinh viên báo chí, các chuyên gia, giảng viên và nhà quản lý báo chí, truyền thông. Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mọi hình thức truyền thông và báo chí đều có vai trò quan trọng vì đều có sức mạnh thay đổi hành vi và định hướng tư duy của mọi người. Cuốn cẩm nang này sẽ giúp các nhà báo giải quyết khó khăn khi đưa tin về những vấn đề giới.” UNESCO và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV): Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” Những ngày cuối tháng 12/2021, UNESCO đã phối hợp với VOV tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam. Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (VAWG)” thông qua các phương tiện truyền thông với mục đích cung cấp hướng dẫn cho các chuyên gia truyền thông về cách đưa tin các vấn đề về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thu hút sự tham gia của các cơ quan chính phủ và các cơ quan truyền thông quốc gia chủ chốt của Việt Nam như VOV, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), và Thông tấn xã Việt Nam (TXVN), cùng các đơn vị khác. Ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc VOV nhấn mạnh ý nghĩa của sự tham gia của các chuyên gia truyền thông trên khắp cả nước trong Cuộc thi Nâng cao kiến thức đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. “Tôi khuyến khích các phóng viên, nhiếp ảnh gia, biên tập viên và các trưởng ban của các đài phát thanh và đài truyền hình, cũng như các cơ quan báo chí truyền thống và báo mạng trên toàn quốc thamgia vào Cuộc thi, bởi vì đây làmột cơ hội tốt để có thêm thông tin và kiến thức về vấn đề này.” Các diễn giả cùng các nhà báo tại cuộc tọa đàm cùng nhau thảo luận các chủ đề như khó khăn và thách thức của các chuyên gia truyền thông khi đưa tin về chủ đề bạo lực giới. Thông qua những kinh nghiệm thực tế, các diễn giả cũng chia sẻ cách đưa tin để bảo vệ quyền riêng tư của người bị hại và gia đình họ một cách khéo léo, hiệu quả, cách phá vỡ sự yên lặng của phụ nữ khi bị bạo lực dưới mọi hình thức: ngôn ngữ, thể chất, tình dục hay quấy rối trên mạng. Tại buổi tọa đàm, phiên bản tiếng Việt của cuốn “Đưa tin về Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo” QUỲNH HOA UNESCO thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong bảo vệ lợi ích Sự hỗ trợ của UNESCO đối với báo chí được củng cố bởi niềm tin mạnh mẽ rằng các tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp là điều cần thiết để phát huy tiềm năng của các hệ thống truyền thông nhằm thúc đẩy phát triển, bảo vệ lợi ích cộng đồng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==