Ngày Nay số 286

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng - bà Phạm Thúy Loan từng chia sẻ quan điểm, những nhà máy này chính là Di sản công nghiệp. Di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung, phản ánh sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử văn minh nhân loại, một sự thông thái được kế thừa và là một tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Các giá trị củamột di sản công nghiệp có thể được nhậndiện trong tình trạng hiện tại của địa điểm, trong các tài liệu và trong ký ức của conngười gắn với địa điểmsản xuất đó. Ký ức trong lòng người Hà Nội Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) trong sáng ngày 8/7 vừa qua. Theo đó, HĐND thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) hiện đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch. Cụ thể, danh mục 9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In báo Nhân Dân Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên In báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH một thành viên In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHHmột thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo tại tờ trình của UBND Thành phố, việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch (đợt 1) nhằm làm cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị. Đây là quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan đô thị cũng như nhịp sống của người dân. Nhắc về vai trò của những nhà máy xưa cũ này, đã có không ít hội thảo, tọa đàm “cày xới” vấn đề này. Trong cuộc tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi” cách đây 2 năm, ông Phạm Ngọc Lân, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang có hơn 90 nhàmáy cũ thuộc diệndi dời, trong đó có không ít những nhà máy cũ mang rất nhiều giá trị. Tiêu biểu như Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long… Những công trình này chính là những di sản đại diện cho sự phát triển của xã hội và đô thị trong một giai đoạn lịch sử. Mỗi công trình đều là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hiện đại hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. “Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hay Nhà máy Bia Hà Nội, sự xuất hiện của chúng còn là sự khai sinh của một ngành công nghiệp. Sự xuất hiện của Nhà máy Bia Hà Nội còn mở ra một giai đoạn mới, một không khí mới trong văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội. Không những thế, Nhà máy Bia Hà Nội còn là công trình kiến trúc hiện đại nhất Hà Nội, thậm chí nhất cả miền Bắc trong giai đoạn đó. Đặc biệt, giá trị kiến trúc của nhà máy này vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”,ông Lân nói. Ông cũng lấy ví dụ về một công trình, mà có lẽ ai ai cũng biết (hình ảnh hoạt động của nhà máy này được chọn in trên đồng tiền có mệnh giá 2.000đ của nước ta): Nhắc đến nhà máy Dệt Nam Định là nhắc đến cả đời sống của người dân thành Nam, khi có những gia đình 3-4 thế hệ làm công nhân nhà máy dệt, có thời điểm ¼ dân số TP NamĐịnh làm việc tại đây. Hay những nhà máy đã gắn với và trở thành ký ức về thời kỳ đô thị hóa một thời của Hà Nội như khu Cao - Xà - Lá (Nhàmáy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long) ở quận Thanh Xuân. Một đô thị mới ở phía Tây Nam Hà Nội đã được hình thành, với những khu tập thể rất đặc trưng. Những nhàmáy năm xưa như những “dấu chân” của thời đại, gắn với các thế hệ làmviệc trong các nhàmáy ở Hà Nội, để lại những dấu ấn lịch sử, xã hội mạnh mẽ. Rời đi, rồi sao? Hà Nội từ lâu đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp, điểm công nghiệp ra ngoại thành để khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng sống của người dân. Thế nhưng, thay vì sử dụng quỹ đất sau khi di dời để phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi xe… thì hàng loạt chung cư, cao ốc lại được “dựng” lên gây sức ép không nhỏ cho hạ tầng đô thị. Thực tế này đã và đang BẮC HIỆP Giữ lấy hồn ‘‘di sản Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long, Công ty In báo Nhân dân tại 15 Hàng Tre... sẽ phải di dời khỏi nội đô Hà Nội trong vòng 5 năm tới. Nhữngnhàmáynămxưa nhưnhững“dấuchân” của thời đại, gắnvới các thếhệ làmviệc trongcác nhàmáyởHàNội, để lại nhữngdấuấn lịchsử, xã hộimạnhmẽ. Tổng công ty cổphầnBia - Rượu - Nước giải khát HàNội làNhàmáy biaHommel được người Phápxâydựng từnăm1890.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==