Ngày Nay số Đặc biệt

hướng kinh doanh khác, vẫn có một số doanh nghiệp du lịch đã tận dụng dịp này để “biến nguy thành cơ”. Tiêu biểu nhất có lẽ là Tập đoàn Sun Group – doanh nghiệp đã “chớp” thời điểm vàng để cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới tại nhiều địa phương trên cả nước như Lào Cai, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc. Tại Quảng Ninh, ngay trong năm 2020, giai đoạn dịch vẫn còn căng thẳng, một khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng chuẩn Nhật Yoko Onsen Quang Hanh đã được ra đời và nhanh chóng trở thành“thỏi nam châm” hút khách cho đất mỏ. Ở Đà Nẵng, KDL Sun World Ba Na Hills đã tạo dấu ấn với hàng loạt sản phẩm mới, trong có có Thác Thần Mặt trời- quần thể hơn 40 bức tượng vàng với chủ đề huyền thoại Hy Lạp do gia tộc điêu khắc lừng danh thế giới Frilli kiến tạo. Hay tại tổ hợp vui chơi giải trí biển Sun World Phu Quoc, lần đầu tiên trò chơi tàu lượn siêu tốc bằng gỗ đã xuất hiện, với tên gọi Mộc Xà Thịnh Nộ, thu hút hàng nghìn lượt khách đến với Hòn Thơm để trải nghiệm sản phẩm có một không hai tại Việt Nam... Đến thời điểm này, với sự tiếp sức của các nhà đầu tư chiến lược, các điểm đến đang dần “hồi sinh” và bứt phá sau những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Sun World Hon Thom Nature Park (Phú Quốc) có lẽ là điểm sáng nhất trên bản đồ du lịch ở giai đoạn bình thường mới với thành tích đón lượng khách đến trong tháng 6/2022 tăng trên 130% so với cùng kỳ năm 2019. Sau hai năm gần như tê liệt vì dịch bệnh, du lịch Sa Pa lại khởi sắc hơn bao giờ hết. Trong kỳ nghỉ 30-4 và 1-5 vừa qua, Sa Pa đón lượng khách cao kỷ lục với 98.000 lượt khách tham quan, tăng 122% so với kỳ nghỉ năm 2019 (thời kỳ cao điểm nhất của du lịch Sa Pa trước khi có dịch COVID-19); tăng 755% so với năm 2020 và 225% so với năm 2021. Tính riêng tháng 6/2022, lượng khách đến với Sa Pa đã đạt con số tiệm cận với thành tích “khủng” của năm 2019. Đây được xem là sự phục hồi ấn tượng sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Còn Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng đạt những mốc sonmới về du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022. Tổng số khách lưu trú ước đạt 1,3 triệu lượt người tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó khách quốc tế 58 nghìn lượt, bằng 69,4%cùng kỳ; khách trong nước 1.272 nghìn lượt tăng 39,6% so với cùng kỳ. “Bừng tỉnh” sau giấc ngủ đông hậu COVID-19, Đà Nẵng với sự đồng hành của những nhà đầu tư chiến lược như Sun Group đang được kỳ vọng bứt phá ngoạn mục trên bản đồ du lịch không chỉ trong nước, mà còn đủ sức “đua” với những điểm đến tầm cỡ quốc tế. “Đà Nẵng là một hình mẫu phát triển du lịch theo nghĩa giúp cho cộng đồng doanh nghiệp không chỉ riêng tập đoàn lớn phát triển, qua đó cho thấy vai trò dẫn dắt của tập đoàn lớn. Địa phương nào biết nhìn về tương lai của mình theo cách tương đối đàng hoàng thì lúc đó phải đi săn “đại bàng” chứ không phải chờ “đại bàng” đến. Những con “đại bàng” sẽ giúp cho địa phương đó trở thành những gì nó đáng phải như thế. Nguyên tắc đó các địa phương đang vận dụng rất mạnh nhưng không phải ai cũng thành công giống nhau. Có những người sẽ chưa thành công và cũng có người sẽ thất bại, điều đó tùy thuộc vào việc lựa chọn chiến lược” – PGS. TS Trần Đình Thiên nêu nhận định tại Hội thảo phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống diễn ra hôm 26/6 vừa qua. Mục tiêu chiến lược của Du lịch Việt Nam đến năm 2025 là trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, với tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD). Với sự đồng hành, tiếp sức của những nhà đầu tư chiến lược, ngành du lịch Việt Nam đang đầy tự tin bước tới mục tiêu đó. n Hotel de Coupole Sapa. SunWorldFansipan Legend. NGAYNAY.VN 31 ĐỒNGHÀNH - PHÁTTRIỂN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==