Ngày Nay số Đặc biệt

SỐĐẶCBIỆT W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday TẠP CHÍ RASỐĐẦUTIÊN

Được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp, BIDV iBank là dịch vụ ngân hàng số đa kênh (Omni Channel) cho phép xử lý các giao dịch tài chính, phi tài chính liên thông trên Website và Mobile app, đem đến cho khách hàng trải nghiệm đồng nhất giữa hai nền tảng. Với BIDV, Tương lai đến từ chính sự nỗ lực của Hiện tại. BIDV mong muốn cùng khách hàng nắmbắt những khoảnh khắc vàng, tận dụng thời cơ để vươn xa và phát triển. iBank chính là "trợ thủ đắc lực" luôn đồng hành, cùng doanh nghiệp kiến tạo thành công trong mọi hành trình. Ưu điểm vượt trội của BIDV iBank: NGAYNAY.VN 3 SỐĐẶCBIỆT

Với ông, trong sự nghiệp bảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa, bảo tàng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của quốc gia. Di sản như chiếc nôi nuôi dưỡng các giá trị tinh thần Thưa ông, là người có hàng chục năm gắn bó với lĩnh vực văn hóa và truyền thông, ôngđánhgiá thếnàovề vai trò củabáo chí trong hoạt độngbảo tồnvàphát huy các giá trị củadi sản tại Việt Nam? - Có một nhà báo kỳ cựu đã đánh giá mục đích cuối cùng của sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là “bảo tồnđểgiới thiệunền vănhóadân tộc với các bạn bè quốc tế năm châu và để thu hút khách du lịch”. Tôi cho rằng đây làmột cách hiểu phiếndiện, chỉ đúngmột phần, là cách nghĩ của không riêng một số anh emhoạt động báo chí mà khá phổ biến trong cộng đồng. Xét về ý nghĩa, theo quan điểmcủaUNESCO, thì bản sắc văn hóavàdi sảnvănhóacủamộtdân tộcđóngvai trònhưmột chiếcnôi nuôi dưỡng các giá trị tinh thần, ý chí, lòng yêu nước và các giá trị nhân văn cho các thế hệ công dân của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa và di sản văn hóa từ lâu được UNESCO và cộng đồng quốc tế đánh giá như là một yếu tố nội sinh (endogène) vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh nội lực của một dân tộc để đưa dân tộc đó phát triển bền vững và định hướng hướng đến tương lai. Thứ đến mới là việc đem văn hóa “đi khoe” với xứ người. Tuy nhiên xét di sản văn hóa trongmối quan hệ quốc tế thì sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau giữ vai trò quantrọngnhằmthúcđẩysựhiểu biết lẫnnhauvà thắt chặt tìnhhữu nghị giữa các dân tộc vì mục đích hòa bình và phát triển. Cuối cùng mới đến việc khai thác các tiềm năng văn hóa, lấy di sản văn hóa phục vụ cho cácmục đích kinh tế. Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động UNESCO và tham gia công tác báo chí, tôi cho rằng báo chí và truyền thông đóng vai trò quyết định trong việc tuyên truyền, định hướng và giáo dục để sao cho mỗi công dân Việt Nam hiểu đúng ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của di sản văn hóa, từ đó mới động viên cộng đồng tự giác tham gia đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của đất nước. Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm không gian di tích; xâm phạm di sản vẫn còn diễn ra. Chúng ta có nên hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong các không gian di tích để thể hiện sự trân trọng các di sản? - Chúng ta cần nhìn vào thực trạng củadi sảnvănhóahiệnnay. Theo tôi có ba hiện tượng phổ biến hiện nay ở nước ta. Một là các không gian di tích lịchsử, vănhóabị đedọabởi cuộc chiến lợi ích bất động sản đang ngày càng khốc liệt. Hai là, ngược lại không ít trường hợp cũng vì lợi ích đất đai mà tại không ítđịaphươngđãxảy ra tình trạng người ta lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tùy tiện mở rộng, chiếm đoạt một cách bất hợpphápđất đai sảnxuất, đất đai của nhân dân. Balà, tìnhtrạngmêtíndịđoan, các động cơ trục lợi từ đức tin, tín ngưỡng đã dẫn đến tình trạng trong vài thập kỷ gần đây nhiều chùa chiền, đền thờ, miếumạo đã mọc lênnhưnấm. Hiện tượngnày đã lấy đi không ít tiềm năng đất đai, tài chính của quốc gia, của các địaphương, củanhândân. Các hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn tiền phát triển. Ở phương Tây, điển hình là ở Mỹ, vào thời kỳ được coi là Kỷ nguyên Vàng ở nửa cuối Thế kỷ 19 các trọc phú đã dành những khoản tiền khổng lồ để thi nhau xây dựng nên hàng trăm nhà thờ trên khắp lãnh thổ nước Mỹ. Tương tự, các doanh nghiệp thành đạt ở Hàn Quốc vào thập kỷ 60-70 thế kỷ 20 cũng ồ ạt đầu tư để dựng lên hàng trăm công trình kiến trúc tâm linh khổng lồ, những bức tượng Phật cao cả trămmét, mà đến bây giờ những công trình được đánh giá là kém giá trị văn hóa và nhân văn đó bị người dân Hàn Quốc ngày nay coi là những chiếc gai phản ánh sai bản sắc văn hóa của Hàn Quốc. Như vậy đây là một hiện tượng mang tính tạm thời của một giai đoạn lịch sử khó tránh khỏi ở các quốc gia đang chuyển mình từ phát triển thấp lên phát triển. Tuy nhiên để hạn chế sự lãng phí tiềm năng quốc gia bao gồm đất đai, tiền của trong giai đoạn chuyển tiếp này thì vai trò của truyền thông là rất cần thiết. Để làm việc này nhà báo phải được trang bị kiến thức để hiểu đúng về giá trị đích thực của văn hóa tâm linh, phải có khả năng phát hiện sự ảnh hưởng của mê tíndị đoan, để từđó thamgia vào công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho xã hội, cộng đồng để các đối tượng trong xã hội có thái độ ứng xử văn minh trong các không gian lịch sử văn hóa, cũng như định hướng tạo nên các công trình có giá trị văn hóa đích thực của đất nước. Trong hoạt động khai thác di sản luôn tồn tại thế lưỡngnangiữa bảo tồn và phát triển, xung đột giữachuyêngiavàngười dân sống trong vùng lõi di sản. Làm thế nào để dung hòa lợi ích giữa các bên trongvấnđềnày? - Sựnghiệpbảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa và các hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ cho các mục tiêu kinh tế là những hoạt động ngược nhau về động cơ, mục tiêu và hành vi. Một bên luôn luôn cần đến sự đầu tư để gìn giữ và bảo vệ các giá trị tinh thần, còn một bên luôn hướng đến tận dụng, khai thác tối đa (có thể gọi là bóc lột các giá trị tinh thần của quốc gia) cho cácmục đích sinh lợi. Trong bối cảnh đó không chỉ người dân mà đôi khi cả các cấp chính quyền tại các vùng lõi di sản phải tự đấu tranh, tự đấu tranh để lựa chọn giữa các giá trị thiêng liêng, lâu dài với các mục đích vụ lợi trước mắt. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đây cũng là vấn đề nan giải khi người dân, chính quyền phải đứng trước lựa chọn giữa lợi ích tinh thần lâu dài của dân tộc và lợi ích phát triển trước mắt. Bài họcCốđôAuthayaởThái Lan, Thung lũng Dresden ở Cộng hòa Liên bang Đức và xa hơn là bài học ở Bali ở Indonesia… là những ví dụ, những bài học điển hình của cuộc đấu tranh để lựa chọn giữa văn hóa và phát triển kinh tế. Hiện tại, dù Luật Di sản Việt Nam đã ra đời gần hai mươi năm và qua nhiều lần sửa đổi, nhưng vẫn có những điều chưa đi sát với thực tế, chưa có sự hỗ trợ kịp thời cho các điểm di tích, cộng đồng chủ nhân của di sản, đặc biệt là các nghệ nhân. Ông nhận xét thế nào về lỗ hổng này và liệu sự tham gia của báo chí cùng các tổ chức xã hội có giúp giải quyết được thực trạng trên? Sau nhiều năm gắn bó với lĩnh vực văn hóa và truyền thông, nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn ấp ủ về một bảo tàng quy mô và hấp dẫn tại Hà Nội trong bối cảnh ngành bảo tàng nước nhà còn đơn điệu. NHÀ BÁO, NHÀ NGOẠI GIAONGUYỄN XUÂN THẮNG - CHỦ TỊCH LIÊNHIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM: Bảo tàng mở rộng tầm nhìn bề rộng của quá khứ, hiện tại NGAYNAY.VN 4 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

vào bề sâu, và tương lai - Luật Di sản là hành lang pháp lý để nhà nước và nhân dân thực hiện đúng các mục tiêu và nội dung bảo tồn văn hóa, bảo toàn được các giá trị cốt lõi các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong điều kiện ngành bảo tồn bảo tàng của nhà nước và hoạt động bảo tồn bảo tàng trong nhân dân còn đang trên con đường tìm tòi để phát triển, cùng với sự chi phối vừa tích cực, vừa tiêu cực của cơ chế thị trường thì việc luật hóa là điều bắt buộc, cần được hoàn thiện theo thời gian. Thực tiễn cho thấy là Luật Di sản của Việt Nam đang phát huy ngày càng tích cực và phản ánh đúng với nhu cầu phát triển của lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam. Việc phát triển và phát huy một số lĩnh vực văn hóa bản địa và làng nghề truyền thống không chỉ liên quan đến chính sách đầu tư, mà liên quan đến chính sách huy động tiềm năng. Tiềm năng ở đây không chỉ là nguồn đầu tư tài chính là ỷ vào sự đầu tư tiền bạc của nhà nước, mà quan trọng hơn, đó là chính sách định hướng thu hút sự tham gia của toàn xã hội, tức xã hội hóa, trong đó ttrách nhiệm và đóng góp của các địa phương nơi có các di tích và làng nghề truyền thống, của các phường hội làng nghề đôi khi là nhân tố quyết định.sự thành công. Phát triển các bảo tàng ảo là con đường tất yếu Hiện nay, có rất nhiều cơ sở tận dụng tiến bộ của công nghệ và mạng xã hội trong hoạt động bảo tồn di sản. Theo ông, xu hướng “số hóa” di sản sẽ giúp mở ranhững cơhội và thách thức nào cho lĩnh vực này? - Có thể nói ngành bảo tồn bảo tàng được hưởng nhiều lợi ích trong xu hướng số hóa hiện nay. Nhờ số hóa, ngành bảo tồn bảo tàng có thể tiết kiệmđược rất nhiều công sức trong việc nghiên cứu, phân loại, sắp xếp, so sánh, đánh giá hệ thống hiện vật bảo tàng. Thứ hai, việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực bảo tàng và tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Thứ ba, nhờ số hóa và sự phát triển của mạng xã hội xu thế hình thành và phát triển các bảo tàng ảo là một con đường tất yếu, tạo điều kiện giúp con người vượt qua khoảng cách địa lý, không gian và thời gian để tiếp cận với các giá trị lịch sử và văn hóa. Để bảo tồn văn hóa cũng như phát triển du lịch, nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển các cơ sở bảo tàng, phòng trưng bày, nhà tưởng niệm… Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này? - Lĩnhvựcbảo tồnvàbảo tàng của thế giới hình thành từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại: Từ thời cổ đại và phong kiến đó là các khu lưugiữvà trưngbàydành cho các hiện vật kiến trúc và văn hóa có giá trị đặc biệt tiêu biểu chủ yếu do bàn tay con người tạo dựngnên. Nhưngphải bước sang giữa thế kỷ 20 khi chủ nghĩa thực dân sụp đổ, nhiều quốc gia giành được độc lập và thực hiện nền dânchủthì cáckhubảotồn, trưng bày, các lâu đài tráng lệ trước đây chỉ phục vụ giai cấp thống trị nay mới được mở cửa cho đại chúng, cho người dân lao động. Từ giữa thế kỉ 20 ngành bảo tồn bảo tàng phát triển nhanh do nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Bảo tàng giờ đây không chỉ là nơi trưng bày để phô trương các khối tài sản quý giá củaquákhứvàhiện tạimànơi đâyđã trở thànhmột cánh cửađể các thế hệ công dân có điều kiện mởrộngkiếnthức lịchsửvănhóa, mở rộng tầm nhìn vào bề sâu và cả bề rộng của quá khứ, hiện tại và tương lai. Bảo tàng ngày hôm nay đóng vai trò thức tỉnh ý thức và thái độ tích cực của cộng đồng đối với các tài sản tinh thầnvàvăn hóa của quốc gia và nhân loại. Các cơ sở bảo tàng, phòng trưng bày, nhà tưởng niệm đóng vai tròquan trọng tronghoạt động quảng bá di sản. Ông đánh giá thế nào về những đóng góp to lớn của các cơ sởnày? - Chức năng của bảo tàng không chỉ là quảng bá di sản mà chính là bảo tồn các di sản vật thể một cách có hệ thống và phát huy các giá trị của di sản với đại chúng. Như vậy bảo tànggiữmột vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của quốc gia. ỞViệt Nam ngành bảo tàng, trong đó có các công trình kiến trúc, tưởng niệm, các khu trưng bày đã có chiều dài lịch sử phát triển, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vănhóa dân tộcViệt Nam. Bảo tàng là bức tranh phản chiếu các giá trị vật chất và tinh thần hiện hữu tiêu biểu của quá khứ, cókhảnăngđemđếnnhững nguồn cảm hứng to lớn và khích lệ trí sáng tạo cho công dân các thế hệ hiện tại vàmai sau. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của tôi hiện nay ngành bảo tàng ởnước ta còn tươngđối đơnđiệu, ít được cập nhật các hiện vật đa dạng và có giá trị, đặc biệt ngành bảo tàng còn thiếu hẳn các bộ trưng bày đại diện cho các nền vănhóa của các dân tộc khác trên thế giới, điềumà ngành bảo tàng ở nhiều nước người ta rất quan tâmvà chịu khó đầu tư. Hiện nay đa số các bảo tàng trung ương, các địa phương đều theo một số khuôn mẫu cứng nhắc, duy trì một nền tảng hiện vật tương đối giống nhau. Chính điều này đã hạn chế sức thu hút đối với đại chúng, làmmất đi tính hấp dẫn của bảo tàng, thậm chí ở cả một số bảo tàng đồ sộ, cấp quốc gia (như Bảo tàngHà Nội). Việc mở rộng các bộ sưu tầm và hệ thống hiện vật quốc tế không những thể hiện tiềmnăng của ngành bảo tàng Việt Nam tiến kịp với ngành bảo tàng thế giớimàquan trọnghơn làđemlại cho người dân Việt Nam những cánh cửa để nhìn ra thế giới, để họchỏi kinhnghiệmsáng tạocủa các dân tộc, để tạo nên nguồn cảm hứng và sáng tạo cho người dân Việt Nam, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ở nhiều quốc gia hầu hết các bảo tàng đều giới thiệu các sản phẩm văn hóa độc đáo không chỉ của quốc gia mình mà của cả các quốc gia khác. Đến các bảo tàng lớn ở phương Tây người ta không chỉ nhìn thấy hình ảnh của các nền văn hóa phương Tây mà có nơi có đến 70 - 80% là các sản phẩm văn hóa, kiến trúc của phương Đông, của châu Phi, của châu Mĩ, trong đó chúng ta còn có điều kiện gặp gỡ các hiện vật do người Việt Nam làm ra. Chính đây là nội dung còn khiếm khuyết của ngành bảo tàng Việt Nam, khi mà hầu hết các bảo tàng của chúng ta chỉ dành hầu hết để giới thiệu cho các hiện vật của người Việt Nam. Mong rằng trong thời gian tới ngành văn hóa của Việt Nam sẽ định hướng và khuyến khích mở rộng các bộ trưng bày mang tính quốc tế, đại diện cho các nền văn hóa của các dân tộc để giúp người dân Việt Nam có điều kiện tiếp cận và học hỏi sự sáng tạo và tài năng của các dân tộc khác. Đây cũng làmột trong những nội dung rất quan trọngđược tổchức UNESCO Thế giới luôn quan tâm và khuyến khích, coi đây là cánh cửa để đón nhận tri thức văn hóa và traođổi, giao lưu các giá trị văn hóa giữa các dân tộc vì mục đích tăng cường hiểu biết và xây dựng sự bình đẳng trong ứng xử giữa các nền vănhóa vìmục đích củng cố tình hữu nghị và xây dựng thành trì hòa bình bền vững. Luận điểm này được UNESCO đề cập từ thập kỷ 80-90, gọi là “tôn trọng tính đa dạng giữa các nền văn hóa – nền tảng của nền hòa bình bền vững”. - Xin trân trọng cảmơnông! HUYVŨ (thực hiện) Hà Nội, 15/9/2022 NGAYNAY.VN 5 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

Hạ sĩ Trường Sơn và những bài báo “từmiền Namgửi ra” Thưa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, thường được biết đến như một người lính xuất sắc trên mọi mặt trận. Trên mặt trận báo chí, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn là một “ngòi bút” chính luận xuất sắc, vậy cơ duyên nào đã giúp “vị tướng chính trị” bén duyên với việc viết lách? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ít ai biết được rằng ba tôi từng tiếp xúc rất sớm với báo chí kể từ thời tiền khởi nghĩa. Khi còn là một thanh niên, vì nhà nghèo, không có tiền nên ông thường đi đọc báo nhờ, tình cờ vì thế lại quen một người con gái tên Cúc – người sau này là mẹ của tôi. Năm 1937, ba tôi đi viết báo và tổ chức thành lập một tờ báo mang tên Nhành Lúa. Đây là tuần báo “Xã hội văn chương lấy sự bênh vực anh em nghèo làm tôn chỉ” và phát động quần chúng đoàn kết đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do lập nghiệp đoàn báo giới. Ngoài ra, ông còn đóng góp nhiều bài viết cho các tờ báo của Đảng như Quyết Chiến, Quyết Thắng, hay Tay Thợ với tư cách Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Trong ký ức thời thơ ấu của mình, ông cònnhớ gì về những bài học củachamìnhdànhcho các con đối với văn chương và lịch sử? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ba tôi để lại cho gia đình một tủ rất nhiều sách, trong đó không thiếu một số nào của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, từ số đầu tiên đến thời điểm ông qua đời, vào tháng 7 năm 1967. Tuy còn nhỏ, không hiểu gì nhiều, nhưng tôi vẫn đọc ngấu nghiến các cuốn tạp chí đó. Bây giờ tôi vẫn nhớ nguyên cảm nhận ngày xưa, sao Văn nghệ Quân đội hay đến thế. Văn hay, thơ hay, tranh đẹp, nhất là tranh ký họa chiến trường; phê bình văn học cũng hấp dẫn, có những bài phêbìnhđọc còn thíchhơn cả cuốn sách được phê bình. Có thể nói trong kháng chiến chống Mỹ, trong con mắt công chúng, giải thưởng của Văn nghệ Quân đội là danh giá nhất. Các tác phẩm của nhà văn Quân đội cũng vậy. Có thể nêu một số ví dụ như: Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ, “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, “Cao điểm cuối cùng” của Hữu Mai, “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi; rồi thơ, rồi nhạc, rồi họa... ở lĩnh vực nào cũng có tác phẩm vĩ đại, sống mãi với thời gian. Những tác phẩm đó cứ thấm dần, lôi cuốn, mê hoặc nhiều thế hệ, trong đó có thế hệ ba tôi và kéo dài mãi cho đến thế hệ của tôi. Hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ đượckhơigợi,nuôidưỡngqua những trang văn đượm tinh thần nhân ái, bồi đắp, nâng cánh cho tâm hồn người lính trong chiến tranh, gieo vàohọ tình yêu quê hương, đất nước, tính nhân văn, lòng quả cảm; tạo được lòng tin yêu trong nhân dân đối với người chiến sĩ, cả ở hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Thật xúc động khi trongba lô để lại của người chiến sĩ hy sinh, có những bài thơ, bài văn chưa kịp gửi cho người thân, cho công tác cả trong lẫn ngoài quân đội. Giai đoạn hoạt động tại chiến trường miền Nam, ba tôi thường viết báo trên tờ Quân Giải phóng và ký bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn” (nhằm tưởng nhớ người con trai đầu lòng - PV). Thậm chí người của Phòng Tuyên huấn còn chỉ đạo cán bộ tờ Quân Giải phóng tìm và mời tác giả “Hạ sĩ Trường Sơn” làm phóng viên do có nhiều bài viết xuất sắc. Trong thời gian ba tôi chuẩn bị vào Nam lần thứ hai, ông viết báo rất nhiều, vừa để đăng, vừa dự trữ để khi ông vào Nam rồi sẽ đăng, một số bài thì “viết xong để đấy”, chưa biết sẽ đăng khi nào. Trung tướng Phạm Quang Cận, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, kể về những lần ông tham gia chuẩn bị tư liệu và giúp việc ba tôi viết các bài báo: “Anh Thanh viết báo, không chỉ bình luận về quân sự, mà còn cả về nhiều lĩnh vực khác của nghề báo. Khi chuẩn bị các bài báo, anh còn muốn cấp dưới chúng tôi đọc kỹ và cho ý kiến: “Các cậu rà lại xem:Thứnhất, đường lối, tư tưởng, quan điểm có gì sai không? Thứ hai, lý luận, thực tiễn có gì sai không? Thứ ba, bài viết có nâng cao tin tưởng và quyết tâm đánh Mỹ của quân dân ta không?” Nhận được câu trả lời, tuy không kém phần thẳng thắn nhưng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - “Ông tướng” yêu báo chí và văn nghệ BẮC HIỆP người yêu người lính. Trong thời kỳ công tác tại chiến trường miền Nam, ngòi bút của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn cho thấy độ sắc sảo qua những bài viết bàn về chiến lược đánh Mỹ dưới bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn”. Ông có suy nghĩ gì về đóng góp của nhữngbài viếtnày tới đường lối của Cáchmạngmiền Namgiai đoạnđó, cũngnhư saunày? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bên cạnh việc đưa các nhà báo đi thăm các địa phương cùng mình để nắm bắt thực tế, ba tôi cũng thường “trả bài” cho nhu cầu thông tin của cán bộ, chiến sĩ về đường lối đánh Mỹ. Và cũng nhờ vậy, ông cũng có rất nhiềubạnbáochí nhưcác chú Phan Quang, Hữu Thọ, Hồng Chương, Phạm Quang Cận..., Một buổi chiều mùa thu 2022, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một buổi trò chuyện xúc động với Tạp chí Ngày Nay về người cha của mình - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cũng như tình cảm sâu đậmmà Đại tướng dành cho báo chí và văn nghệ. ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễnChí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. Chủ tịchHồChíMinhvàĐại tướngNguyễnChí Thanhdự lễ khaimạcThể thao Quânđội các nước Xãhội chủnghĩa (SKDA) lần thứnhất, năm1963. Đại tướng NguyễnChí Thanh (đứng giữa hàng trên cùng) trong lễ thành lậpđoàn Thể thaoQuân đội (Thể Công). NGAYNAY.VN 6 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

Ba tôi từng tiếp xúc rất sớm với báo chí kể từ thời tiền khởi nghĩa. Khi còn là một thanh niên, vì nhà nghèo, không có tiền nên ông thường đi đọc báo nhờ, tình cờ vì thế lại quen một người con gái tên Cúc - người sau này là mẹ của tôi” THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH cũng có hơi thận trọng (e tác giả “tự ái”), “Người Bình luận” nổi tiếng của chúng ta lại “bò ra” sửa tiếp, rồi mới cho phép đề‘từmiềnNamgửi ra”. “Ông tướng” yêu văn nghệ Sau khi được bổ nhiệmvào vị trí ChủnhiệmTổngcụcChính trị (TCCT), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người đã đặt nền móng cho hoạt động văn hóavăn nghệ trong quân đội. Ông không trực tiếp làm văn nghệ, nhưng lại rất yêuvàhiểubiết về vănnghệ, vì sao lại nhưvậy? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cách đây 20 năm, tôi về làng Niêm Phò gặp các o, các chú cùng thời với ba, nghe họ kể về ông Nguyễn Vịnh (tên ba tôi lúc sinh thời) rất yêu ca hát, kể về những đêm ông tham gia đập lúa dưới trăng cùng dân làng, những lần ông tham gia hò đối đáp với những điệu hò tự nghĩ, tự sáng tác, tự hò kéo dài không dứt. “Ông Vịnh là người hò hay nhất làng. Làm khỏe, hò cũng khỏe” - mọi người kể với tôi như thế. Hầu hết những người mà tôi hỏi chuyện đều nói về ba hễ nói chuyện là khó mà dứt được, đặc biệt là chuyện văn nghệ. Với ông Thanh không bao giờ hết chuyện, một là chuyện Bác Hồ, hai là chuyện miền Nam, ba là chuyện nông thôn, bốn là chuyện văn nghệ. Có lẽ vì thế mà sau này theo Cách mạng, kinh qua nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng ba tôi luôn say mê văn nghệ và thể thao. Khi làm Chủ nhiệm TCCT ởViệt Bắc, ông đã thành lập Đoàn văn công TCCT, sau ngày giải phóngThủ đô 1954, một trong những việc ông rất quan tâm và thực hiện bằng được là thành lập Đoàn Thể thao quân đội (Thể công). Trong thời gian đầu làm công tác tuyên huấn, ông cũng phải tự mày mò tìm hiểu báo chí, văn nghệ. Ông mời các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ, họa sĩ tới giảng cho mình biết thế nào là thi ca, văn học, hội họa. Để quản lý văn nghệ và thể thao, ông nghĩ ngay đến giao lưu quốc tế với các nước XHCN. Những ca sĩ, biên đạomúa, nhạc sĩ quân đội đã được gửi đi Trung Quốc học tập từ những năm 50. Còn giải thể thao quốc tế đầu tiên của nước nhà sau ngày giải phóng Thủ đô là của Quân đội: Giải bóng đá Quân đội các nước XHCN (SKDA), tổ chức năm 1959 tại Hà Nội, được Bác Hồ đích thân đến khai mạc và xem hết cả hai trận khai mạc và trận chung kết. Từ ký ức về ba, tôi không quên những điều học được về vai trò của văn hóa nghệ thuật. Có lần, tôi hỏi ông:“Văn nghệ làgì ạ?”Ôngđáp:“Là văn hóa và nghệ thuật. Văn nghệ Quân đội là văn hóa và nghệ thuật của Quân đội”. Được biết, trong quá trình làm công tác tuyên huấn, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và giới văn nghệ sĩ đương thời giữ mộtmốiquanhệhết sứckhăng khít. Ông có còn nhớ về những kỷ niệm ít người biết về Đại tướngvà các vănnghệ sĩ? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khi tôi còn nhỏ, ba thường đưa tôi đến trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ở địa chỉ số 4 Lý NamĐế. Đây là ngôi nhà cổ, kiến trúc Pháp, rất đẹp, thậm chí là đẹp nhất so với các biệt thự ở Hà Nội còn giữ lại được cho đến bây giờ. Ba tôi đề nghị cấp choTạp chí Văn nghệQuân đội. Tôi hỏi ông: “Vì sao các chú ấy lại ở ngôi nhà đẹp thế?” Ông cười: “Văn nghệ là phải đẹp. Văn nghệ Quân đội lại càng phải đẹp”. Hồi ấy, ba rất bận, nhưng mỗi khi có thời gian rảnh, thường là chiềuChủnhật, ông lại đạp xe từ số 34 đến số 4 Lý Nam Đế. Ở đó, ông có nhiều bạn là văn nghệ sĩ - chiến sĩ, đặcbiệt, cóngườiđồnghương là bác Thanh Tịnh. Hai người có thể gác chân lên nhau để kể chuyện quê hương. Bác Thanh Tịnh cũng thường qua nhà tôi, gọi bà nội tôi là mệ. Ba tôi đến thường không báo trước, nhưng khi ông có mặt, các bạn của ông trong Văn nghệ Quân đội gọi nhau về, một lúc sau là tụ tập đông đủ. Nhiều cán bộ Văn nghệ Quân đội quê ở miền Nam, tập kết ra Bắc, sống xa gia đình, nên giữa ba tôi với những nhà văn - chiến sĩ có sự đồng cảm lớn là nỗi nhớ quê hương. Trong những câu chuyện, không lần nào họ không nhắc về quê hương miền Nam, về những kỷ niệm đầy gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào. Trong trí nhớ của tôi, các buổi gặp nhau, thường chỉ có ấm nước chè với chiếc điếu cày, gói thuốc lào. Đôi khi có thêm vài điếu thuốc lá của ba tôi chia cho các chú. Nhưng chuyện trò thì rất sôi nổi, có khi đến tận khuya. Hai chủ đề họ thường nói, là chuyện về văn nghệ và chuyện đánh Mỹ. Họ trò chuyện, tranh luận rất say sưa với niềm đam mê vô tận về cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước cũng như hoạt động văn hóa, văn nghệ trong Quân đội. Tôi còn nhỏ, không hiểu gì về chiến trận hay văn chương, mà vẫn say mê ngồi nghe. Nhà thơ Thanh Tịnh có lẽ là người thân thiết với ba hơn cả. Ông hơn ba tôi vài tuổi, và rất có uy tín trong giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ, mặc dù ông ít làm thơ, chỉ ca dao hò vè, độc tấu thì không ai sánh kịp. Ông Xuân Thiêm, cán bộ Tạp chí Quân đội lúc bấy giờ kể: “Anh Thanh rất thấu hiểu những nỗi niềm của Thanh Tịnh. Có lần anh nói với tôi: ‘Gắng trông nom săn sóc anh ấy. Chúng ta có chung số phận là người dân mất nước, đứng lên giành lại nước. Nhưng từng người lại có hoàn cảnh riêng, chẳng ai giống ai. Anh Thanh Tịnh đi theo Cách mạng phải bỏ một số thú vui, thói quen cũ tất phải tìm đến thú vui mới, sở thích mới như thích đi đây đó, thích sưu tập cổ vật chẳng hạn. Anh ấy tuổi cao nhiều bệnh lại gặp chuyện không vui về gia đình, chắc chắn không thể thanh thản, nhẹ nhàng như anh em trẻ được”. Sau khi ba tôi mất, có những buổi chiều bác Thanh Tịnh đi bộ đến nhà tôi, khoác cái áo dạ của lính Pháp dài lụng thụng sát đất, ngồi một lát rồi về. Ông kể có lần ba tôi đến thămông, mặt buồn lắm, gặngmãi bamới cất lời:“Buồn hungThanhTịnhơi. Chiềunay bị mạ mắng”. “Mắng răng?”. “Mạ nói: ‘Thanh ơi, mi mần đến Đại tướng mà có mỗi một việc đưamạ về thămquê cũng không đặng”. Quanhữngcâuchuyệnba tôi và các văn nghệ sĩ trao đổi với nhau lúc “trà dư tửu hậu”, dù chưa hiểumấy về văn hóa, vănhọcnghệ thuật, nhưngấn tượng của tôi về các nhà vănở căn nhà số 4 Lý Nam Đế thời đó là những người tài hoa, nổi tiếng, rất nghệ sĩ, nhưng cũng rất “lính”. Họ nói rất hào hứng, rất nhiều về chiến trường, như những người lính vừa từ đó trở về, quân phục còn đượm mùi khói súng. Xem tiếp trang 95 ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễnChí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễn Chí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. NGAYNAY.VN 7 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viênTrung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáoTrung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã dành cho Tạp chí Ngày Nay một cuộc trò chuyện về sự phát triển của báo chí trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnhmẽ. Bị cuốn vào sự dẫn dắt của các ông lớn công nghệ Theo ông, việc chuyển đổi nội dung lên các nền tảng trên không gian mạng internet, hay nói rộng hơn là công cuộc chuyển đổi số với báo chí Việt Nam, đãđạt đếnmức nào? - Từ 10 năm trước, khi chúng tôi dự các hội thảo trên thế giới, họ coi mạng xã hội vừa là bạn, vừa là thù. Báo chí không thể nào loại bỏ mạng xã hội ra khỏi chiến lược phát triển. Từ đó xuất hiện loại hình distributed content - là nội dung được phát hành trên nền tảng khác. Có cơ quan báo chí không muốn đưa thông tin lên mạng xã hội vì sợ bị chi phối, có nơi thì ngược lại, lệ thuộc rất nhiều, đẩy phần lớn nội dung lên mạng xã hội, có cơ quan báo chí cực đoan hơn thì đăng 100% thông tin lên mạng xã hội. Cho thấy cuộc tranh cãi về việc nên dựa vào các mạng xã hội hay không đã đến từ rất sớm. 10 năm trôi qua, chúng ta thấy việc dựa vào mạng xã hội có nhiều cái lợi và hại khác nhau. Ví dụ như việc báo chí dựa vào các search engine của mạng xã hội, chạy theo các thuật toán của nền tảng đó. Đó là trend (trào lưu, xu hướng đang nổi bật) về người nổi tiếng, về vụ tai nạn, tai tiếngnàođó,…thì thuật toán ta. Và các cơ quan báo chí không đảm bảo được những vấn đề này thì bị hack không phải là điều khó xảy ra. Thế nên người dùng trên thế giới, kể cả những nước mà người dândùng thẻ tíndụng rất phổ biến thì người ta cũng dè dặt trong việc khai thông tin cá nhân với báo chí. Họ có thể khai để đi mua sắm, nhưng khai cho báo chí thì e ngại. Vậy nên việc người dùng ngại cung cấp thông tin, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng là rất dễ hiểu. Chúng tôi đã thử nghiệm từ những năm 2018, 2019 để cài hệ thống trí tuệ nhân tạo bêndưới. Nó sẽ đẩy nhữngnội dunggọi làđẩy thông tinđáng chú ý trên web, email, hoặc tạo ra nhữngbản tinđiện tử tự độngchotừngngười.Đâychắc chắn sẽ là xuhướngngày càng phổ biến trên thế giới, vì một tờ báo có thể phát hàng trăm tin một ngày nhưng người dùngchỉ quan tâmtớimột loại tinnhấtđịnh,hoặcnănglựcchỉ cho phép họ đọc một số loại tin nhất định. Đây sẽ là cái xu hướngđươngnhiên. Báo chí Việt Nam đang có vấn đề là trừ số ít tờ báo mang tính chất tổng hợp, tờ báo quốc gia, đi về các vấn đề mang tínhbao trùm, nội dung gì cũng có, thì lẽ ra các tờ báo khác nên tìm các thị trường ngách (ví dụ có tờ báo chuyên về kiến trúc, ẩm thực, ô tô,… dành riêng cho các đối tượng đặc thù) thayvì cũngchạyđua trên nhữngmảng giống nhau do cuộc chạy đua về traffic và thuật toán trên nền tảng digital. Một tờ báo về điện tử cũng đi nói về bất động sản, tờ báo về nông nghiệp thì lao vào nói chuyện đô thị, xây dựng… Chúng ta đã bỏ đi thị trường ngách để lao vào những cái chung chung. Nhữngquy định của pháp luật về tôn chỉ mục đích thực chất không phải là nhắm đến hạn chế người dùng, mà nhắm đến việc một số phóng viên, nhà báo đang lợi dụng để làm một số việc không đúng đắn. Những biện pháp này cũng mang tính chất tức thời. Về mặt lâu dài thì phải là ý thức của những người quản lý, vận hành cơ quan báo chí đó và phóng viên, biên tập viên. Ý thức của người dùng, người viết báo, lãnh đạo cơ GIA HIỀN - VIỆT KHÔI lượng lượt xem nhất định, nhưngcónhiều trườnghợpta bị mất kiểm soát về nội dung, dẫn đến các hậu quả khó lường. Bây giờ nhiều cơ quan báo chí đang bị cuốn vào sự dẫn dắt của các ông lớn công nghệ nhưYoutube, Facebook, Tiktok. Cái dở nhất khi bị lệ thuộc vào mạng xã hội là có lưu lượng tiếp cận lớn nhưng không có độc giả. Khi đọc từ một đường link trên mạng xã hội, người ta sẽ không nhớ được bài viết đó đăng ở báo nào và tác giả là ai. Khi chúng ta chơi với các ông lớn mạng xã hội, thông tin của chúng ta được lan tỏa mạnh mẽ hơn nhiều so với làm báo in, nhưng cái mất cũng rất lớn. Cái mất lớn nhất theo tôi là mất độc giả, khán thính giả. Để nắm bắt độc giả đang là một thách thức với báo chí. Những tờbáo lớn trên thếgiới họ dựng tường thu phí hết. Số người trả phí có thể khác nhau, tờ báo lớn có thể chỉ có vài chục nghìn người trả phí thôi, nhưng với họ vài chục nghìn người họ đã nắm trong tay như vậy quan trọng hơn số lượng rất đông còn lại mà họ không biết là ai. Báo chí ở Việt Nam chưa ý thức được điều này, vẫn quan niệm là cứ càng nhiều người đọc càng tốt và dựa vào quảng cáo. Xu thế cánhânhóa hay định danh người dùng là xu thế mà tất cả các ứng dụng cung cấp nội dung hiện giờ đều đang thực hiện. Vàmột số tờ báo ở Việt Nam đang cố gắng làm điều này. Tuy nhiên, người dùng cũng dè dặt trong việc cung cấp thông tin cá nhân, vì ở nước ta các hàng ràobảo vệ thông tin cánhân là chưa tốt… - Câu chuyện dữ liệu độc giả là câu chuyện mang tính toàn cầu. Ngay cả ông lớn như Facebook cũng đã dính rất nhiềuvụkiệnvì để lộ thông tin người dùng chobên thứba. Ở Việt Nam, câu chuyện này vẫn đơn giản hơn rất nhiều. Chẳng hạn như danh sách điện thoại dễ dàng lọt vào tay các đơn vị kinhdoanh, telesales (bán hàng qua điện thoại) có thể quấy rầy chúng Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ quámạnhmẽ, vị trí và vai trò của báo chí là không thể phủ nhận được. Báo chí phải tạo được niềm tin với độc giả, cung cấp những nội dung dẫn dắt cho xã hội, và có trách nhiệm với xã hội. Điều quan trọng với người làmbáo là trách nhiệmxã hội của mạng xã hội sẽ tự động đẩy nó lên, báo chí dựa vào thuật toán để lan tỏa. Tôi còn nhớ khi Facebook chuẩn bị triển khai Instant Article (tính năng hiển thị nội dung trên nền tảng riêng của Facebook), trong cuộc gặp với đại diện Facebook, tôi có bảo làm thế nào để tờ báo của tôi được tham gia Instant Article. Thì họ không đồng ý vì bảo là phải đạt lượng truy cập nhất định thì mới được tham gia, còn báo anh dù chính thống nhưng chưa đủ lưu lượng đâu, còn chưa lọp vào top 10. Mình nghĩ là mất cơ hội tham gia cuộc chơi. Nhưng sau khi Facebook triển khai Instant Article tại Việt Nam, họ lại quay về mời chúng tôi tham gia. Nhưng tôi từ chối, và bây giờ tôi vẫn thấy mình đúng. Vì khi đăng tải nội dung của mình lên, ta sẽ được một NGAYNAY.VN 8 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

Dù chúng ta làm ở cơ quan báo chí lớn hay nhỏ, trên hết vẫn là cung cấp những nội dung dẫn dắt cho xã hội, và có trách nhiệm cho xã hội. NHÀ BÁO LÊ QUỐC MINH quan báo chí và các cơ quan chủ quản là câu chuyện hết sức quan trọng. Nền báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng nên mục đích tuyên truyền đường lối chính sách là rất lớn. Báo chí đương nhiên là phải có tính phản biện xã hội, nêu ra những vấn đề bất cập và phản ánh mọi góc cạnh của đời sống. Nhưng bên cạnh đó cũng phải tuyên truyền về các chính sách tốt đẹp. Chúng ta thấy là cónhiều chính sách tốt nhưng tuyên truyền không đúng thời điểm, không biết cách tuyên truyền thì người dân không hiểu và cuối cùng gây ra những thứ sai lệch, nên việc tuyên truyền cần phải được ý thức hơn trong các cơ quan báo chí. Nó luôn song hành với việc phản biện. Và trong vấn đề phản biện, chúng ta phải phản biện với tinh thần xây dựng. Nhà báo phải biết làm thương hiệu cho cá nhân và cho tờ báo Có vẻ trong hai thập kỷ qua, việc xây dựng tên tuổi cá nhân với nhà báo khó hơn rất nhiều. Chúng ta đã qua giai đoạn nhớ tên những nhà báo gắn với các tờ báo lớn. Theo ông, liệu chúng ta có thể quay lại thời gianmànhữngcánhân tạo nên tên tuổi cho tờ báo và ngược lại? - Trong những sách dạy về cách vận hành những tòa soạn trong kỷ nguyên số hiện nay, thì có một mục sẽ gây cảm giác lạ lùng với nhiều người đọc. Đó là các nhà báo phải biết làm thương hiệu cho cá nhân và cho tờ báo. Hồi trước chúng ta chỉ cần biết viết bài, và nếu bài viết nổi tiếng thì ta sẽ được công chúng chú ý. Nhưng bây giờ phóng viên và tờ báo phải biết làm thương hiệu cho chính mình chứ không phải hữu xạ tự nhiên hương như ngày trước nữa. Chúng ta còn phải đề phòng trường hợp có những trang web giả mạo các cơ quanbáo chí. Cũng là cơquan báochí A, lấy tênmiền là .com, thì những người giả mạo lại thêm thắt một chút gì đó vào sau nữa để đánh lạc hướng, nhưng thiết kế thì y hệt tờbáo gốc. Cho nên việc người dùng không thể nhớ tên tờ báo và nhàbáo là thực tếđangxảy ra. Đó là chưa kể đến việc các cơ quan báo chí sẽ càng ngày càng khó khăn. Rất nhiều cơ quan báo chí do những khó khăn về mặt tài chính, sự thay đổi về mặt hành vi tiêu dùng thông tin không còn hoạt động hiệu quả nên đã phải đóng cửa. Ở Mỹ và châu Âu, việc các cơ quan báo chí bị đóng cửa hàng ngày là rất phổ biến. Nó sinh ra tình trạng sa mạc tin tức, có những vùng không có tờ báo nào cả nên tin tức trong cộng đồng không được phản ánh. Người ta chỉ đọc các tờ báo lớn, toàn quốc. Nhưng liệu đó có thể là cơ hội chonhữngtờbáocóđặc thù riêng như báo địa phương, báo chuyênngành…hoặclàhướng đi cho các nhà báo trẻ. Cái sa mạc thông tinmàôngnói hoàn toàncó thể làvùngđấtmàumỡ đểchúngtaquayvề.? - Có những tờ báo phát triển tốt khi đi vào vấn đề siêu địaphương(hyperlocal).Cũng có những tờ báo địa phương đã bị xóa sổ. Đây là tình trạng một bên mất đi còn bên còn lại thì mọc lên. Nhưng bên mất đi nhiềuhơnnênmới dẫn đến tình trạng sa mạc thông tin như thế. Cũng có nhiều tờ báo của Việt Nam lẽ ra phải đi theo thị trường ngách (Niche) của mình, nhưng lại cố ôm những vấn đề mà không thể cạnh tranh với các tờ báo lớn về nguồn lực. Họ bỏ rơi sức mạnh riêng của mình để lao theo cuộc chơi chung dù cơ hội ít hơn. Báo chí thế giới nói chung sẽ càng ngày càng khó khăn vì xu thế phát triển của công nghệ, và nhiều nội dung càng ngày càng minh bạch hơn. Ví dụ như các cơ quan công quyền bây giờ phải công bố tất cả các loại nội dung, văn bản… công khai trên cổng thông tin của họ. Người đọc có thể vào thẳng trang chủ, lấy dữ liệu thô và tự phân tích, không cần qua lăng kính của nhà báo nữa. Sự minh bạch thông tin ngày càng phổ biến đã thay đổi hành vi của người đọc như thế. Nên báo chí sẽ rất khó khăn. Chúng ta có thể thấy trên thế giới có hàng loạt những vụ sa thải nhân sự trong làng báo ngay sau đợt COVID-19. Có những tờ báo tiếp tục thành công nhưng cũng có những tờ báo rất là khó khăn. Nếu các cơ quan báo chí Việt Nam không chuẩn bị tinh thần trước, nghĩ ra những giải pháp phòng bị ngay lập tức thì lúc khó khăn ập đến sẽ không trở tay kịp. Theo ông, những cơ quán báo chí có cơ cấu nhân sự nhỏ gọn và tạp chí chuyên ngành sẽ đối mặt như thế nào với những vấn đề mà ngay cả các tờ báo lớn cũng đang phải loay hoay tìm cách? Khi mà miếng bánh dành cho những tờ báo nhỏ, tạp chí chuyên ngành lại ngày càngnhỏhơn? - Nền tảng digital là một cuộc chơi không phân biệt lớn nhỏ. Một tờ báo nhỏ hoàn toàn có cơ hội thay đổi ngoạn mục, và một tờ báo lớn cũng chưa chắc đã hưởng được những thành quả của quá khứ để thành công trong hiện tại. Cho nên câu chuyện chuyển đổi số là một cái con đường mà chắc chắn không tờ báo nào có thể đứng lại. Vì tất cả người dùng rồi đây đều sẽ chỉ tung tẩy, dạo chơi trên nền tảng digital thôi. Lúc đó những nền tảng khác nếu không bắt kịp thì sẽ càng ngày càng mất độc giả, khán thính giả. Trongquá trìnhchuyểnđổi số này, mỗi tờ báo đều phải quan tâmhơnđếnmôi trường phát hành nội dung mà đa số người dùng sẽ tồn tại trên đó. Các nghiên cứu về báo chí chỉ ra rằng con đường phát triển của báo chí hiệnnay có hai từ khóa rất quan trọng là Big hay Niche (Lớn hay Ngách). Hoặc là ông phải rất lớn, hoặc là ông phải đi vào thị trường ngách. Big là những cơ quan báo chí cóhàng trăm, hàng ngàn phóng viên, biên tập viên, có mạng lưới bao phủ toàn quốc, hoặc đủ lớn, đủ năng lực để đưa tin về mọi vấn đề: chính trị, văn hóa, kinh tế, thể thao… Bên cạnh đó là xu hướng đi vào Niche. Họ sẽ chọn một mảng mà đang có nhu cầu được biết đến nhưng chưa cóngười cungứng. Trong cuốn sách nói về sáng tạo đổi mới trong báo chí mà chúng tôi làm trong thời gian qua, có rất nhiều mô hình của các tờ báo tuy nhỏ nhưng rất sáng tạo, và duy trì được sự phát triển ổn định. Khi họ đa dạng hóa các nguồn thu, coi mối quan hệ với độcgiả là câuchuyện sống còn thì họ vô cùng vững chắc. Nếu chỉ dựa vào quảng cáo thì nó sẽ biến động rất nhiều, có thể do kinh tế khó khăn, dịch bệnh…khiến các doanh nghiệp phải giảm chi phí cho quảng cáo. Còn nếu chỉ dựa vào bán báo thì các gia đình sẵn sàng cắt tiền mua báo đi để giảm bới chi tiêu khi khó khăn. Các nghiên cứu đề xuất rằngmỗi cơquanbáo chí phải sử dụng ít nhất là 3 phương án tạo nguồn thu khác nhau thì mới có thể ổn định. Chứ nếu chỉ bán báo và quảng cáo thì sẽ rất rủi ro. Nên với các cơ quan báo chí, họ phải rất kiên định để đi theo các ngách của mình. Nếu sốt ruột và phá vỡ định hướng từ đầu, thấy các báo khác làm vấn đề này rồi cũng chạy theo làmdù chẳng liên quan tới tờ báo hoặc không có lợi thế về chuyên gia, thì sẽ rất khó. Tất nhiên là báo chí thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nhưng vị trí, vai trò của báo chí thì không ai có thể phủ nhận được, trong bối cảnh tin tức càng ngày càng hỗn loạn như hiện nay. Có những người đã quay lưng với báo chí, bảo là tôi không tin báo chí nữa, người thì giảm chi tiêu… Nhưng báo chí vẫn là nguồn thông tin rất quan trọng để mọi người bám vào khi họ không thể xác định những thông tin là đúng hay sai. Báo chí phải tạo được niềm tin với độc giả. Độc giả tin tưởng chúng ta, thấy bài viết này trung thực, tin tưởng nhà báo này, tờ báo này có chính kiến rõ ràng thì người ta sẽ tìm tới tờ báo của chúng ta. Khi đó chúng tamới có thể thực hiện được sứ mệnh của mình là nội dung mang tính định hướng cho độc giả và khán thính giả, trong tiếng Anh là navigate, ví như ngọn hải đăng đưa người dùng đi qua cuộc sống hay công việc. Điều quan trọng với những người làm báo là trách nhiệmxã hội rất lớn. Dù chúng ta làm ở cơ quan báo chí lớn hay nhỏ, trên hết vẫn là cung cấp những nội dung dẫn dắt cho xã hội, và có trách nhiệm cho xã hội. - Xin cảm ơn ông về cuộc traođổi này. NGAYNAY.VN 9 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==