Ngày Nay số Đặc biệt

Má cho đến lúc mất đi, vẫn chưa một lần được đi máy bay. Má ngồi xe lăn, má ngại ngần. Hồi đó mình dại quá, không épmá. Chưa lần nàomình ngồi máy bay lại không một lần hối hận.Má cũng chưa về Quảng Bình, quê chađất tổcủamá,mình đi công tác, tranh thủ về thay má thắp nhang ông bà cố. Mình dại quá, không tổchứcmột chuyếnxe mình lái cũng được, bỏ hết công việc để chở má đi. Ngồi xe về quê, lén launướcmắt bao lần. Má không biết nhắn tin điện thoại, má chỉ biết nghe và gọi. Màmá ngồi một chỗ, mấy lần lên cơn run, gọi nghe giọng người để đỡ mệt. Mình toàn độc thoại, có lúc hỏi lại: “Bà nội có nghe con nói không?”, - “Có!” - Má đáp. Lần nào có điện thoại phải nói nhiều, cũng nhớ giọng của má thiết tha. Hồi đó, má thích ăn thịt vịt, mà mua cánh vịt là rẻ nhất. Con vịt ở quê, phần cánh sát thân còn có thịt, phần ngoài chỉ toàn xương làxương. Tưởngmá thíchăncánh thiệt, cóbiết đâumá tiết kiệm. Má tiết kiệm ghê lắm, vải vụn má xin về may mền, cái áo lạnh sờn má mặc hoài không thay. Niềm tự hào nhất của má, là sinh ra mấy anh chị emmình. Ai cũng khen má đẻ con đẹp, má thích nhất là được khen đẹp, được khen hát hay. Hồi đó, mình chăm khen má nhất, khen tóc cắt ngắn cũng đẹp mà tóc dài cũng đẹp, khen da cũng đẹp mà răng cũng đẹp. Mình dại quá, giá mà khen má nhiều hơn một chút nữa.Má ngồi buồn,má thích sơnmóng tay, sơn xong rồi lau, lau rồi lại sơn. Lúcmá khỏe, má sơn móng tay đều sơn. Những tháng ngày má mệt, má sơn lem ra cả phần ngoài móng. Mình nhìn đau lòng vô cùng. Thỉnh thoảng, mình vẫn gọi số điện thoại xưa má xài, không lần nào là không đớn đau đến ngất đi.Mámất rồi,một khoảng chênh vênhkhônggì bùđắpnổi,mỗi lần về lau mộ, một lần hôn lên phiến đá ốp mộ má, canh ngay phần má, như những hôm xưa mình vẫn hay làm. Buồn ơi là buồn. Đêm đưa má từ bệnh viện về lại quê, mình ngồi niệm Phật trong khoang tài xế, má nằm phía sau xe, mình ngồi phía sau, mình sẽ không thở được. Tính mình thì hay nghĩ, mà ký ức về má còn dài hơnsố tuổi củamình.Có lần,mình đi dự hội thảo về người khuyết tật bên báo Tuổi trẻ, mình nghe người ta nói nhiều ơi là nhiều. Lúc đó, mình ở dưới khóc ngon ơ, má mình bị tật một bên chân, mà có bao giờ mình nghĩ má là người khuyết tật đâu, bởi má mình giỏi quá,má chưa thanbaogiờ. Bước chân bên thấp bên cao đó, còn hơn cả một chỗ dựa tinh thần, đó là bình yên lớn nhất mà mình nghĩ về mỗi khi khó khăn, lúc hoạn nạn. Má mình khỏe là được, mỗi lúc mình buồn gì đó... Má xây cái nhà hai tầng to nhất quê ngày xưa, hồi qua khốn khó bamá làmănđược. Lầnduy nhất mà má lên đến lầu một là hồi mình học lớp mười, mình nằm nghe Lam Trường hát “Tình đơn phương”.Má cố lắm lên đến nơi, hỏi nhỏ: “Bộ con thất tình hay sao mà nghe bài này hoài vậy Bi?”. Má ở nhà dưới lắng tai thấy mình nghe đi nghe lại, má tưởng mình mê cô nào đó đơn phương, má lo.Tội nghiệp má, lúc nào cũng muốn bảo vệ cho anh chị em mình. Ngay cả lúc má mất rồi, trong giấc mơ của mình, mỗi lần thấymá,máđều cười rất tươi. Tội nghiệp má, hồi má còn sống, mình dại nhiều quá. Giờ hối lắm, mà thiệt không biết làmsao? Tháng Chạp dài cơn gió, bời bời nỗi nhớmồ côi.. n Má Tản văn của NGÔNGUYỆT HỮU khát vọng, đang thừa hư vinh mà đang thiếu phong cách, đang thừa giải thưởng mà đang thiếu tác phẩm, đang thừa chen lấn mà đang thiếu cá tính, đang thừa quan chức mà đang thiếu danh sư… Nghịch lý ấy, được thúc đẩy từ thái độ khônngoan và toan tínhkhônvặt theokiểukinh tế thị trường. Không ít người đang xem sản phẩm sáng tạo như một phương tiện để mưu cầu lợi ích, hơn là cống hiến cho cộng đồng. Mà khi đã có ý niệmmua bán và trao đổi, thì ai cũng tuân thủ nguyên tắc “dĩ hòa vi quý”, ai cũng chấp nhận phương pháp “hòa khí sinh tài” và ai cũng vun vén luật chơi chợ xổm“được hàng tôi, trôi hàngbà”giữa thời siêu thị đã tràn ngập khắp nơi. Từ đó nảy sinh những màn nhảy múa ồn ả của“cá mè một lứa”, và đẩy những nhân tố có thực lực ít chịu thỏa hiệp bầy đàn vào cảnh“áo gấmđi đêm”. Hành trình sáng tạo nào cũng đơn độc. Nhà thơ nhẫn nại và nhẫn nhục trước bản thảo, thì thi ca mới có cơ hội bay bổng vào lòng công chúng. Nhà thơ chết vì thơ thì thơ sống, mà nhà thơ sống bằng thơ hoặc bằng giải thưởng thơ thì thơ chết. Bài toán oái oămkia, chưa bao giờ nguôi ám ảnh từng thế hệ bạn đọc. Công chúng luôn công tâm, thời gian luôn công tâm. Trong những giấc mơ nặng trĩu kiếp người, thơ vỗ về và an ủi đắng cay, thơ chở che và nâng đỡ bất hạnh. Nhà thơ không cần sốt ruột với những lời tán tụng rộn ràng và tràng vỗ tay phù phiếm, vì công chúng vẫn đợi nhà thơ ở cuối con đường khấp khểnh âu lo và lận đận. Và từng câu thơ mang ánh sáng số phận của nhà thơ được san sẻ cho số phận của bạn đọc vô danh một cách nhân ái và bao dung. n Hành trang đi đến nơi khác không chỉ phải “giữ mình” mà còn phải tôn trọng cộng đồng người bản địa và văn hóa của họ... Tròn hai con giáp tôi rời tỉnh lẻ vào Sài Gòn trọ học, rồi ở lại mãi đến hôm nay. Nhớ ngày chuẩn bị hành trang chứa đầy cái balo be bé, tôi nhớ đến bà nội của mình với những lời căn dặn thằng cháu đích tôn của bà trước khi lên chuyến tàu xa nhà… Bà nội của tôi không biết chữ nhưng bà thuộc làu truyện LụcVânTiên, bà ru tôi ngủ bằng truyện thơ này: “Trước đèn xem truyện Tây minh. Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le. Hỡi ai lẳng lặng mà nghe. Dữ răn việc trước lành dè thân sau…”. Lời bà căn dặn tôi ngày ấy gói gọn trong hai chữ “giữ mình”, hiểu nôm na là đến xứ người nên làm những điều tử tế và bớt đi những thói hư tật xấu như lúc còn ở nhà sống với bà. TP HCM như một “hợp chủng quốc” dung chứa tất cả mọi người đến từ các vùng miền khác nhau. Nếu một cá nhân bộc lộ thói hư tật xấu trước cộng đồng ở thành phố này, rất dễ bị số đông soi xét đến xuất xứ vùng miền của họ. Lối sống của cư dân ở thành phố hon 300 năm này như một tấm gương để những người nơi xứ khác đến soi vào và điều chỉnh bản thân mình nếu muốn hòa nhập, sống lâu dài ở đây. Ý thức “giữ mình” từ lời bà nội không biết chữ dặn dò thằng cháu của bà, tôi cố gắng hạn chế các thói tật để người khác không phải đánh giá không tốt về cả vùng miền mà tôi sinh ra và lớn lên. Sau này có vài lần đi nước ngoài cũng vậy, tôi cố gắng “giữ mình”, tránh làm những điều không hay để dân sở tại phải nhìn mình với ánh mắt kỳ thị. Chợt nhớ ngày nhà văn Sơn Nam đi Quảng Bình dự lễ tưởng niệm ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Khi làm lễ, Sơn Nam giở gói đồ khăn đóng áo dài đem từ Sài Gòn ra, mặc vô và tế lễ rất đúng bài bản. Các cụ Quảng Bình khen nức nở: Trong Nam người ta có lễ hơn cả mình ngoài này. Sơn Nam nói: “Trong Nam cũng có nhiều thằng lưu manh lắm, nhưng cử người đi xa, phải cử thằng có lễ chớ”. Đó là chuyện nhà văn Sơn Nam biết “giữ mình” khi đi xa, không để người xứ khác đánh giá không hay về vùng đất ông sinh sống vậy. Ngày còn sống với bà nội, mỗi khi đất trời vào tiết lập xuân, bà bày mâm cúng. Tôi hỏi bà cúng gì? Bà nói cúng mượn đất. Lúc đó tôi thắc mắc, nhà mình ở xưa nay, đất nhà mình thì sao phải cúng mượn đất vậy nội? Bà nói bà không biết, chỉ biết là đời ông cố ông sơ của bà đều cúng mượn đất như thế. Sau này tôi mới biết về lễ tá thổ hay là cúng mượn đất như bà nội vẫn làm. Lễ tá thổ này được các cư dân từ đèo Ngang trở vào cúng những vong hồn của người tiền trú. Dọc dài dải đất miềnTrung, trước khi người Việt theo các chúa Nguyễn vào cư trú, thì đất này đã có chủ. Những chủ cũ ấy vẫn còn vong hồn, nên cúng mượn đất thể hiện sự tôn trọng với người tiền trú, sâu xa hơn trong tâm thức người Việt thì chúng ta đang sống trên mặt đất này chỉ là tạm trú. Không chỉ người Việt, khi người châu Âu di dân sang châu Mỹ và hình thành nên các quốc qua ở châu lục này, đến nay họ vẫn có sự tôn trọng nhất định với người da đỏ bản địa. Ở nước Mỹ, người da đỏ bản địa nhận được rất nhiều đặc quyền đặc lợi so với các sắc dân khác. Nói thế để thấy, hành trang đi đến nơi khác không chỉ phải “giữ mình” mà còn phải tôn trọng cộng đồng người bản địa và văn hóa của họ. Những đứa trẻ được sinh ra tại TP HCM là con cháu của lứa chúng tôi hai con giáp trước vào đây trọ học hay của những người trước chúng tôi 300 năm, khi chúng lớn lên có thể nói mình là dân TP HCM. Nhưng ngay lúc này đây, bằng những việc tử tế mà cha ông chúng đem theo từ cố xứ, bằng sự tôn trọng vùng đất mới đang dung chứa cha ông chúng mỗi ngày, chúng sẽ nhớ về bản quán của tiền nhân mà không hề mặc cảm vì bị kỳ thị. Giữ mình và tôn trọng nơi mình đến, dù chỉ ghé qua nơi đó phút giây, ấy là điều tử tế của bà nội không biết chữ đã dặn dò thằng cháu đích tôn của bà hai con giáp trước. n Giữ mình khi đến xứ người TRẦN HOÀNG NHÂN NGAYNAY.VN 57 VĂNNGHỆ SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==