Ngày Nay số 302

NGAYNAY.VN 16 Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 GIÁODỤC Trò tụt quần và nỗi ấm ức khó nói Sự việc mới đây nhất xảy ra ở trường THCS Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngày 21/10, trời có mưa nên lớp 9A4 học tiết giáo dục thể chất trongnhàđanăng, H.X.Q. đang đứng xemcác bạn đánh cờ vua thì bạn H. ra tụt quần cháu, xong sau đó có 3 bạn (H, T, P) cũng ra tụt quần cháu trước mặt cả lớp (tổng cộng cháubị tụt quần3 lần). Sựviệc diễn ra có cả thầy giáo thểdục chứng kiến, thầy đã bắt bốn bạn xin lỗi Q. và làmhoà. Nhưng khi lên lớp vào tiết Sử, Q. vẫn bị các bạn xung quanh cười nói chế giễu khiến Q. thấy ngại, xấu hổ. Không làm gì được, Q. uất ức quá, xin cô ra ngoài đi vệ sinh rồi lên tầng 3 nhảy xuống. Rất may vụ việc không nguy hiểm đến tính mạng, H.X.Q. rơi vào bụi cây trước khi ngã xuống sân bê tông, embị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu, đang nằm điều trị tại bệnh việnViệt Đức. Mẹ của Q. cho biết, con trai chị phải nhảy lầu vì các bạn trêu chọc quá mức. Bà cũng cho biết, Q. từng bị bạo lực tại trường. Ngay khi vụ việc xôn xao trênmạng xãhội, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và công an huyện điều tra, xác minh làm rõ vụ việc sau khi emQ. điều trị khỏi. Trao đổi về vụ việc này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Sở đã nắmđược diễn biến sự việc và lập tức chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức hướng dẫn Trường Trung học cơ sở Đức Giang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương xác minh sự việc, giải quyết đúng quy định. Trước mắt, Trường Trung học cơ sở Đức Giang cần tập trung ổn định tâmlý, phối hợp chặt chẽ với gia đình để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho em H.X.Q. và có biện pháp hỗ trợ em tronghọc tập. Qua sựviệcnày, các nhà trường cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề, đồng thời quan tâm đến diễn biến tâm lý của học sinh nhiều hơn để không xảy ra sự việc tương tự. Cuối tháng 10/2022, mạng xã hội lại tiếp tục xôn xaovụviệcmột ôngbốVõVăn Điệp (40 tuổi, ngụ tại xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) xách dao đến trường đe dọa thầy hiệu trưởng và bắt thầy xin lỗi. Xuất phát từ việc hai người con của ông chưa đóng tiền bảo hiểm bị Trường tiểu học Sơn Lâm bêu tên trong buổi chào cờ. Ngay sau đó, ông Điệp đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Khê khởi tố vào ngày 2/11. Tuy nhiên, một số luồng dư luận cho rằng, hành vi của vị phụ huynh kia là không thể chối cãi, nhưng việc nhà trường gọi riêng các em học sinh chưa nộp tiền mua bảohiểmy tế và phát loa thông báo toàn trường là kỳ thị các em, là phản giáo dục, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ. Nỗi ám ảnh của hai con khi bị nêu tên trước tìnhdục…mà chưa cóđápán chính xác. Chuyên gia tâm lý PGS. TS Trần Thành Nam chia sẻ, bạo lực học đường làmột vấn đề xã hội mà tất cả chúng ta đều có chung trách nhiệm nhưng trường học phải đi đầu trong cuộc khủng hoảng này. Nhà trường phải xác định được những trẻ có vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần, những trẻ có nguy cơ bạo lực học đường thông qua bảng hỏi sàng lọc cảm xúc và những trải nghiệm mới xảy ra. Ví dụ em có từng bị bắt nạt, em trở nên thu mình và trầm cảm; em lo lắng, em bị tẩy chay, em gặp rắc rối với việc kiểm soát hành vi, em đang có xích mích với những bạn ngoài nhà trường... Bên cạnh đó, nhà trường cần đẩy mạnh công tác Tư vấn tâm lý học đường, tổ chức lại Phòng Tưvấn tâmlý trongcác trường học để hỗ trợ các nhu cầu tâm lý. Giáo viên cần chú ý đến các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâmthần và tích cực giới thiệu học sinh đến tham gia các hoạt động hỗ trợ. Theo ông Nam, nhà trường phải nhận thức về mức độ nghiêm trọng của những tổn thương tâm lý đối với học sinh, phải tăng cường giáo dục để học sinh hiểu được thế nào là bạo lực tinh thần, quấy rối làm nhục. Còn đối với gia đình học sinh, các phụ huynh phải theo sát con mìnhhơnnữa vàgiáodục cho con hiểu thân thể, tính mạng là thứ quý giá nhất. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được phép làm tổn hại sức khỏe củamình.n Bạo lực học đường vẫn chưa có hồi kết MINH ANH toàn trường vì một khoản tiền phí nào đó sẽ sống mãi trong tâmhồn trẻ thơ, thậmchí như vết cứa dằn vặt tâm trí, khiến chúng ấmức và xấu hổ. Nhận diện rõ hơn các hành vi bạo lực Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP thì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Việc phòng, chống bạo lực học đường cũng được quy định trong Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP hay Điều 7 Thông tư 38/2019/TTBLĐTBXH. Nhưng rõ rang, tất cả vẫn chỉ là lý thuyết. Thực tế, các hành vi xâm hại, lăng mạ người khác muôn hình vạn trạng, không được nhận diện cụ thể. Những vụ bắt nạt, bạo hành tinh thần xảy ra liên tiếp như những sự việc gần đây hoàn toàn không có trong… lý thuyết. Nhiều luật sư đã góp ý cần nhận diện cụ thể cáchànhvi bạo lựchọcđường hơn nữa, cũng như chúng ta đã từng thảo luậnhành vi bạo lực gia đình, hành vi quấy rối Một ánh nhìn thiếu thiện cảm, những trò trêu đùa quá khích, ngấm ngầm tẩy chay, nói xấu nhau… là những nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực học đường mà hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng. Học sinhQ. đangđiều trị. Ảnhminhhọa. Nhà trường phải xác định được những trẻ có vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần, những trẻ có nguy cơ bạo lực học đường thông qua bảng hỏi sàng lọc cảm xúc và những trải nghiệmmới xảy ra. PGS.TS Trần Thành Nam

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==