Ngày Nay số 302

NGAYNAY.VN 17 Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 VĂNHÓA Thể loại văn chương kinh dị Việt sở hữu một lịch sử lâu đời với minh chứng sớm nhất là“Lĩnh Namchích quái” có niên đại vào cuối thời nhà Trần. Sau giai đoạn này, dù xã hội phong kiến chuyển biến sang chế độ Nho giáo hà khắc, bài trừ mê tín nhưng bóngdángcủanhững truyện ký mang màu sắc liêu trai, huyền ảo, với nhân vật trung tâm là thần tiên, ma quỷ vẫn hiển hiện trong các sáng tác trứ danh đương thời. Cho tới những năm đầu của thế kỷ 20, sự xuất hiện của văn hóa cùng hệ tư tưởng Pháp đã mở cửa cho hàng loạt các trào lưu văn học thế giới tràn vào nước ta, khuyến khích các tên tuổi “vang bóng một thời” như Thế Lữ, Lan Khai, TchyA… khai phá địa hạt truyện dài mang yếu tố gay cấn, rùng rợn. Qua tác phẩm, các nhà văn phô bày bức tranh về thiên nhiên, nét văn hóa đặc trưng về phong tục tập quán của một vùng đất, thời đại. Điều này giúp người đọc càng thêm trân trọng thế giới thiên nhiên kỳ bí, hùng vĩ. Bên cạnh đó, dòng văn học kỳ ảo, hay có tên gọi khác là “truyện đường rừng”, là đặc sản của văn chương Việt Nam giai đoạn 19301945. Bên cạnh những giá trị tư tưởng ý nghĩa, nổi bật trong các tác phẩm là ý niệm con người thuộc về vũ trụ, hệ sinh thái, nên cần học cách sống tôn trọng, hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt trong bối cảnh hiện đại, khi con người không còn được tiếp cận với những cảnh quan hoang dã, đọc lại các tác phẩm truyện đường rừng sẽ càng trân trọng hơn những ký ức được lưu giữ của cả một thời đại. Tuy gần một thế kỷ đã trôi qua, các tác phẩm thuộc thể loại truyện đường rừng, vẫnđược các NXB trongnước tái bản đơn lẻ. Đây là lần đầu tiên NXB Kim Đồng ấn hành trọn bộ bảy tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn học này, gồm “Bên đường thiên lôi”, “Ba hồi kinh dị”, “Vàng và máu” của nhà văn Thế Lữ; “Kho vàng Sầm Sơn”, “Thần hổ”, “Ai hát giữa rừng khuya” của nhà văn TchyA; “Truyện đường rừng” của nhà văn Lan Khai. Việc tái bản theo bộ mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng thể, hệ thống về dòng văn học kỳ ảo, kinh dị từng nở rộ tại Việt Nam. TS Nguyễn Thị Năm Hoàng, Phó trưởng Khoa Văn học, Đại học KHXH&NV, bình soạn sẽ cắt bài không đăng nữa và chuyển sang truyện khác cho hấp dẫn. Do yêu cầu phải lôi cuốn độc giả như vậy, nên các ông chủ thường yêu cầu nhà văn, nhà thơ bắt tay vào lĩnh vực viết các truyện rùng rợn, ma quái...” Có thể thấy, việc tái bản dòng văn học kỳ ảo không chỉ giới thiệu lại một thể loại văn học từng xuất hiện trong quá khứ mà còn là cách khám phá, khai thác di sản văn học rực rỡ của thế hệ các nhà văn tiền bối. Bộ sách cũng gợi mở, tạo cảm hứng để thế hệ trẻ hiện nay sáng tạo nên những bộ truyện kỳ ảo mang bản sắc văn hóa Việt Nam. “Dòng văn học kỳ ảo, kinh dị vẫn luôn có sức hút rất lớn đối với độc giả ngày nay. Tuy nhiên để phù hợp và tiếp tục phát triển trong bối cảnh hiện đại ởViệt Nam, các tác phẩm cần đan cài thêm những giá trị văn hóa, kết hợp cùng yếu tố thời đại, không thể hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật giật gân, giải trí đơn thuần”, nữ nhà văn nổi tiếng với dòng tiểu thuyết kinh dị, trinh thám Di Li cho biết. n Diện mạo mới của dòng văn học kỳ ảo Việt Nam KHÁNH LINH luận mỗi nhà văn trong bộ “truyện kinh dị Việt Nam” lại mang đến một trải nghiệm đọc riêng biệt. Trong đó, nếu TchyA cung cấp nhiều tư liệu và triết lý, Lan Khai sử dụng thủ pháp truyện lồng trong truyện, thì Thế Lữ đem đến vẻ đẹp văn chương với sự miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng, phơi bày trước mắt độc giả khung cảnh thiên nhiên kỳ thú rồi mới dẫn dắt vào cuộc phiêu lưu gay cấn. Dựa trên lời kể của nhà văn, nhà báo Yên Ba, từ thập niên 30 của thế kỷ trước, văn học kỳ ảoViệt Namđã có báo chí và các nhà xuất bản tư nhân làmbệ đỡ để phát triển mạnh mẽ. Nhiều tác phẩm truyện đường rừng gay cấn cùng với các thể loại truyện khác xuất hiện dưới dạng truyện đăng dài kỳ trên báo đã nhận được sự quan tâm lớn của độc giả. Cũng theo nhà văn, nhà báo Yên Ba, các tác giả thời đó không phải ngồi viết hết một truyện rồi đem đăng báo, mà sau mỗi một kỳ phải đo phản ứng của người đọc để viết tiếp chương sau. “Sau khoảng 5 kỳ báo, nếu độc giả thờ ơ với tác phẩm, chủ tòa Mới đây, NXB Kim Đồng đã ra mắt độc giả bộ sách “Truyện kinh dị Việt Nam” gồm 7 cuốn, không chỉ mở ra một thế giới văn chương kỳ ảo, sáng tạo, mà còn làm sống lại dòng truyện tưởng như đã rơi vào quên lãng. Việc tái bảndòngvănhọc kỳảokhông chỉ giới thiệu lạimột thể loại vănhọc từngxuất hiện trongquákhứmàcòn là cáchkhámphá, khai thácdi sảnvănhọc rực rỡcủa thếhệ cácnhàvăn tiềnbối..

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==