Ngày Nay số 302

Phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương để giải đáp câu hỏi này. Văn hóa đọc vẫn mang tính chất “đánh trống ghi tên” Được biết, ông đang nung nấu ý tưởng thành lập danh mục 100 cuốn sách nên đọc cho mọi độ tuổi, đặc biệt là dành cho thanh niên. Ông dựa vào những tiêu chí nào để chọn lọc đầu sách? - Trước khi bắt tay vào việc chọn lọc, tôi phải gạch ra một số tiêu chí. Thứ nhất đó phải là những tác phẩm tôi đã đọc và có giá trị trong tham chiếu của cá nhân tôi với tình hình xã hội hiện tại, với nhu cầu của độc giả và thông điệp mà tác giả muốn hướng tới. Ví dụ, tôi quan sát thấy người trẻ hiện nay rất cần những yếu tố như năng lực tập trung, ý chí vượt khó, hay biết đặt ra mục tiêu để theo đuổi, Dựa trên những nhu cầu đó, tôi sẽ chọn ra những cuốn sách đáp ứng được độc giả trẻ. Ngoài ra, 100 cuốn sách này phải là của những tác giả lớn, hoặc đã được thử thách qua thời gian, được nhiều thế hệ độc giả từ nhiều nền văn hóa truyền tay nhau đọc, tiêu biểu như “Hoàng tử bé”, “Papilon - Người tù khổ sai”, hay “Tội ác và hình phạt”. Tôi cũng cân đối tỷ lệ chọn lọc những đầu sách kinh điển từ các tác giả đã qua đời hoặc đương đại, rồi những tác phẩm hư cấu và phi hư cấu. Tôi không muốn đưa vào danh mục những cuốn sách “mỳ ăn liền”, chỉ đọc một buổi là trôi tuột, không đọng lại gì trong đầu. Nhiều phụ huynh hiện nay muốn xây dựng văn hóa đọc trong gia đình, theo ông các bậc phụ huynh nên làm gì để tạo lập một môi trường khuyến đọc cho trẻ nhỏ? - Nếu như cha mẹ có thói quen đọc hoặc say mê đọc sách, cũng như có hiểu biết về lĩnh vực sách thì có thể lựa chọn những cuốn sách hay cho con em mình. Hiện nay, có nhiều phụ huynh trước đây chưa có nhiều trải nghiệm đọc sách, sau này khi trưởng thành cũng không có thói quen đọc nhưng họ ý thức được vai trò của việc đọc sách và muốn con hưởng thụ văn hóa đọc từ nhỏ. Tuy nhiên, họ băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu và dựa vào những tiêu chí nào. Việc vạch ra những tiêu chí xây dựng tổ sách trong gia đình thường do các tổ chức chuyên môn, có uy tín lớn thực hiện. Ví dụ như ở Nhật Bản, Hiệp hội Thư viện Trường học hoặc Hội Văn học Thiếu nhi hay Hiệp hội Thư viện là những tổ chức cung cấp danh sách khuyến đọc cho từng độ tuổi, danh sách này được cập nhật hàng năm. Tất nhiên đó chỉ là những danh sách tham khảo nhưng vẫn là nền tảng vững chắc để các phụ huynh và giáo viên chọn sách cho trẻ nhỏ. Khi lập tủ sách gia đình, phụ huynh nên căn cứ vào độ tuổi của con, hoàn cảnh kinh tế gia đình, rồi sở thích và nhu cầu của con để chọn lọc ra những đầu sách phù hợp nhất. Dường như việc phát triển văn hóa đọc trong học đường ngày nay cònmangnặng tính phong trào. Nhất làkhi ởnước ta các môi trường khuyến đọc còn rất ít và khó tiếp cận… - Đúng là nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc hiện nay chỉ mang tính chất “đánh trống ghi tên”, nhiều trường học thành lập những “thư viện xanh”, hay “thư viện thân thiện” chỉ để cho có mà không tổ chức các hoạt động đọc cho học sinh. Qua các chuyến đi thực tế tới nhiều trường học trên cả nước, không ít lần tôi bắt gặp hình ảnh các thư viện học đường bị “phủ bụi”, hay các bạn học sinh nếu có đọc thì cũng chỉ đọc truyện tranh, hoặc các cuốn truyện rất xưa cũ bởi các bạn thiếu người giới thiệu, dẫn dắt. Hiện nay, những trường học tại cơ sở triển khai tốt hoạt động đọc sách thường là do hiệu trưởng, thủ thư thực sự yêu sách hoặc có những người hỗ trợ hoạt động khuyến đọc. Muốn phát triển văn hóa đọc trong học đường thì phải có môi trường khuyến khích nó. Lấy ví dụ về Hà Nội – Thủ đô nghìn năm văn hiến, nhưng số lượng quán cà phê sách, hiệu sách chỉ tập trung ở các khu trung tâm, các thư viện tư nhân và nhà nước rất ít. Nhìn rộng ra, hiện nay trên cả nước vẫn chưa có một cơ sở nào đủ tiêu chuẩn để trở thành thư viện cho trẻ em mà chỉ có các phòng đọc dành cho thiếu nhi. Muốn có nền tảng kiến thức, bắt buộc phải đọc sách giấy Có quan điểm cho rằng người trẻ ngày càng lười đọc. Nhưng có thể hiểu đúng rằng thế hệ trẻ đã thay đổi cách đọc, từ đọc sâu chuyển sang BẮC HIỆP Người trẻ đọc nhiều Trước dòng chảy gấp gáp của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ có nhu cầu tìm tới sách vở như một nơi để nương náu tâm hồn và hoàn thiện bản thân. Nhưng làm thế nào để người trẻ đọc cho đúng và trúng? Tôi cho rằng để có văn hóa đọc đích thực, chúng ta không thể cứ chạy theo trào lưu hay bề nổi. Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương Theonhànghiên cứuNguyễnQuốcVương, khuyếnđọc là tạo ra khônggianvănhóa, cơhội tiếp cậnvănhóa vàhọc tập suốt đời cho tất cảmọi người không cứ riêngai. Nhànghiên cứugiáodục NguyễnQuốcVương. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==