Ngày Nay số 302

nhưng chưa có chiều sâu đọc nhanh. Sách giấy dần nhường chỗ cho sách điện tử, sách nói. Trước thực trạng này, người làm sách cần phải làm gì để vượt qua thách thức và cung cấp kiến thức hữu ích với trữ lượng lớn cho độc giả? - Xét về tình hình chung thì đúng là giới trẻ ngày càng ít đọc hơn các thế hệ trước. Tất nhiên, nếu đi sâu vào cộng đồng đọc, ta sẽ thấy vẫn có những học sinh được sinh ra trong môi trường giáo dục tốt, có điều kiện tiếp cận văn hóa đọc và sớm hình thành văn hóa đọc. Nếu như ở các đô thị, việc chúng ta bàn về sách vở là rất bình thường. Thế nhưng chỉ đi khỏi thành phố vài chục cây số, các khái niệm như văn hóa đọc đã khá mơ hồ. Do đó, hiện nay ở Việt Nam có sự bất đối xứng trong việc tiếp cận văn hóa đọc, giữa các nhóm, các thành phần trong xã hội, các vùng miền. Trước thực trạng này, bản thân tôi và cộng đồng những người khuyến đọc đang tìm cách hỗ trợ các ngôi trường khó khăn về tài chính nhưng có nhu cầu tiếp cận văn hóa đọc bằng cách bổ sung sách cho thư viện học đường, tổ chức các buổi trò chuyện để truyền thông về ý nghĩa, vai trò và các phương pháp đọc sách cho giáo viên và học sinh. Trước đây cũng đã có quan điểm cho rằng sách giấy sẽ bị thế chỗ bởi sách nói và sách điện tử, nhưng đến nay có thể khẳng định sách giấy vẫn sống tốt. Nhu cầu đọc sách giấy vẫn rất lớn bởi đặc trưng của đọc sách là phải đi vào chiều sâu, có thể nhiều người muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi để nghe sách nói, nhưng nếu muốn xây dựng nền tảng kiến thức thì bắt buộc phải đọc sách giấy. Văn hóa đọc không dựa vào số lượng sách ta sở hữu, mà ta hiểu được những cuốn sách đã đọc ở mức độ nào và liên kết nội dung sách với những trải nghiệm quanh các câu chuyện đời sống thường nhật. Tuy nhiên, có một hạn chế của dòng sách này đó là các tác phẩm, dù nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng thường chỉ kể những câu chuyện thành công, hay nói đúng là phần ngọn của vấn đề. Để hiểu được nội dung trong sách và áp dụng những kỹ năng đó vào bản thân thì cần phải tốn nhiều thời gian, ngoài ra độc giả cũng cần phải có nền tảng về triết học, lịch sử, văn chương. Một ví dụ dễ thấy là hiện nay nhiều bạn trẻ rất thích đọc cuốn “Đắc nhân tâm”, nhưng không thể quan niệm muốn thành công trong sự nghiệp thì chỉ cần đọc cuốn đó. Bản thân tác giả Dale Carnegie trong cuốn sách của mình cũng phải dẫn ra rất nhiều tấm gương và trích dẫn ý kiến của các danh nhân. Vậy sẽ có bao nhiêu bạn trẻ bỏ thời gian để đọc thêm về các danh nhân, bao nhiêu bạn sẽ đọc thêm các cước chú, nhân vật được trích dẫn trong sách để có được cái nhìn toàn diện và nền tảng kiến thức để nhập tâm những kỹ năng được liệt kê trong sách? Đó là một lỗ hổng lớn trong việc đọc sách kỹ năng, điều này dẫn đến thực trạng nhiều bạn trẻ đọc sách “self-help” nhưng bản thân không tiến bộ được chút nào. Các bạn trẻ ngày nay có thể đọc nhiều, nhưng thực ra là đọc chưa đúng, chưa trúng và chưa có chiều sâu. Kỹ năng không phải là thứ gì đó tồn tại trong môi trường chân không, mà phải dựa trên nền tảng kiến thức, trải nghiệm và tầm nhìn. Một người có kỹ năng sẽ phải có trải nghiệm phong phú trong đời sống, sở hữu nền tảng văn hóa tốt nhờ tích lũy kiến thức và biết ứng dụng vốn hiểu biết vào đời sống. Xin trân trọng cảm ơn ông! n cá nhân để đúc rút ra được tư duy cho bản thân. Trong bối cảnh nhiều người không có thời gian đọc và không muốn đọc sâu, nhiều nhà xuất bản đã cho ra mắt các phiên bản sách rút gọn từ các tác phẩm kinh điển như “Nguồn gốc các loài” hay “Của cải của các dân tộc”… Các phiên bản này sẽ tóm lược những nội dung cơ bản nhất và có tranh minh họa. Nhưng tôi cho rằng để có văn hóa đọc đích thực, chúng ta không thể cứ chạy theo trào lưu hay bề nổi. Trên thị trường xuất bản hiện nay có rất nhiều đầu sách giáo dục kỹ năng sống cho người trẻ, với hình thức đẹp, tiêu đề hấp dẫn. Nhưng khi đọc thì có không ít cuốn nội dung rất...”rỗng”, có những cuốn nhầm lẫn khái niệm phẩm chất đạo đức với kỹ năng sống. Theo ông, cần phải hiểu đúng về sách kỹ năng sống như nào và có những tiêu chuẩn gì để lựa chọn dòng sách này? - Trong cuốn “65 bí kíp đọc sách dành cho mọi người”, tôi từng nhắc đến việc hiện nay có nhiều bạn trẻ tìm đọc các đầu sách dạy về kỹ năng sống. Bản thân dòng sách này có nội dung rất sâu sắc nhưng khi du nhập về Việt Nam thì lại có nhiều biến đổi. Nguyên nhân là bởi các độc giả trẻ ở nước ta có nền tảng đọc tương đối mỏng, nhiều bạn ngay từ nhỏ đã không có thói quen đọc, do đó khi trưởng thành và thấy mọi người quanh mình đọc sách mới bắt đầu đọc. Vì không có nền tảng nên các bạn ấy thiếu đi khả năng kiên nhẫn, tập trung và kiến thức để tiếp thu những nội dung trong những cuốn sách “self-help”. Cho nên những cuốn sách kể các câu chuyện mà giới trẻ gọi là truyền cảm hứng, hay những cuốn được dán mác kỹ năng sống thường khá dễ đọc và tiếp thu bởi nội dung xoay Các bạn trẻ ngày nay có thể đọc nhiều, nhưng thực ra là đọc chưa đúng, chưa trúng và chưa có chiều sâu. Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==