Ngày Nay số 303

NGAYNAY.VN 16 Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022 GIÁODỤC Tài liệu cóp nhặt Giáo dục địa phương là một môn bắt buộc trong nhà trường, nhưng đặc biệt ở chỗ, chương trình môn học do Bộ GD&ĐT quy định nhưng nội dung do mỗi tỉnh thành tự biên soạn. Đây là năm thứ hai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được triển khai thực hiện đối với lớp 6 và 7 nhưng đến nay, ngoài một số tỉnhđã có tài liệu tham khảo như Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Nam, Long An..., nhiều tỉnh, thành khác vẫn chưa có sách giáo khoa cho môn Giáo dục địa phương. Nội dung môn học được xây dựng theo hướng phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, thực tế củamỗi tỉnh trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bảncủa tựnhiên, địa lý, lịchsử, văn hóa…của tỉnh đó, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nội dung với thực tiễn. Chính sự đa dạng phong phú của nội dung nên môn Giáodụcđịaphươngbaogồm nhiều phân môn khác nhau như: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật được tích hợp trong tài liệu giáo dục địa phương và do từng địa phương biên soạn để giảng dạy. Nói nôm na, môn Giáo dục địa phương là môn mới “tích hợp” kiến thức của 6 phân môn: Ngữ văn; Lịch sử; Địa lí; Âm nhạc; Mĩ thuật vàGiáodục côngdân làm thànhmột. Chương trình học sẽ lựa chọn ra các chủ đề đặc sắc để giúpnângcaosựhiểubiết của học sinh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... của địa phương. Qua đó học sinh sẽ tự hào về quê hương và có ý thức phát huy, tiếp nối truyền thống thế hệ cha ông xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. Do không có SGK nên một giải pháp tạm thời đối với các trường THCS trên địa bàn các tỉnh là giáo viên phải lên internet tải tài liệu, soạn giáo án dạy cho học sinh. Cô giáo Nguyễn Văn Huệ, một giáo viên THCS ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, lên mạng cóp nhặt tài liệu là một giải pháp “tình thế” nhưng nếu không thực hiện thì khó có một giải pháp khác nào thay thế. “Để có được một tiết dạy Giáo dục địa phương là rất khó khăn, nhiều nơi không có ti vi để thực hiện kênh hình trực tiếp”. Tương tự, tại TP HCM, phần lớn các trường đang tạm sử dụng tài liệu dạy học bằng file pdf, có khối lớp tạm ngừng chưa triển khai vì không biết triển khai kiểu gì?! Lý do là tài liệu chính thức vẫn đang chờ xét duyệt bởi cuốn tài liệu cho môn Giáo dục địa phương sau khi được Sở GD&ĐT, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, hoàn chỉnh về mặt nội dung còn phải gửi về Bộ GD&ĐT để thẩmđịnh, phê duyệt. Nếu chất lượng đảm bảo theo yêu cầu mới có thể in ấn và phát hành, mất khá nhiều thời gian. Một lý do nữa khiến các trường lúng túng là môn Giáo dục địa phương này bao gồm nhiều phân môn nhỏ, liên quan nhiều bộ môn chính khác. Do đó các trường phải chủ động phân công giáo viên dạy các chủ đề theo môn học. Ví dụ, chủ đề về văn học sẽ do giáo viên Ngữ văn dạy, chủ đề âmnhạc sẽ do giáo viên môn Âm nhạc dạy… Cùng một nội dung Giáo dục địa phương sẽ có nhiều giáo viên dạy, điều này ít nhiều khiến nhà trường, giáo viên loay hoay thế của Nội dung giáo dục địa phương đang rất được đề cao ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 và nếu được đầu tư, chú trọng đúng mức thì môn học này sẽ giúp cho học sinh hiểu biết được những điều bổ ích, thú vị ở địa phươngmình. Bắt nguồn từ tầm quan trọng của môn học nên Giáo dục địa phương phải được kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn. Ngoài những bài giảng, học sinh cần được tham gia trải nghiệm thực tế để môn học hiệu quả hơn, nhất là khi các địa danh văn hóa lịch sử... trong bài học ở ngay địa phương, dễ dàng thăm quan, thưởng ngoạn. Nhưng cũng chính từ nội dung học pha trộn này mà giáo dục địa phương nên gọi là “môn học” hay “hoạt động” vẫn là điều mà các giáo viên tranh cãi. Dù gọi là gì thì trên thực tế, với nhiều địa phương, sách không có mà hoạt động trải nghiệm cũng rất hạn chế. Cô giáo Hà Thị Lan, giáo viên THCS ở Lào Cai cho biết, kinh phí để có thể thực hiện các chuyến đi trải nghiệm ở nhiều trường vẫn chưa thực sự thống nhất. Phụ huynh ngoại thành thì không mặn mà đóng góp, nhà trường lại không có sẵn khoản phí phục vụ cho các chuyến đi dã ngoại của học sinh. Nên phần lớn các địa phương vẫn giảng dạy môn Giáo dục địa phương kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.n Loay hoay với môn Giáo dục địa phương MINH ANH trong khâu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ. Sự rối rắm trong việc phân công giáo viên giảng dạy, xếp thời khóa biểu, phân chia tỉ lệ bài kiểm tra và nhận xét kết quả học tập của học sinh... khiến môn học trở nên phức tạp. Cá biệt có trường lại phân công đúng một giáo viên dạy tất cả nội dung giáo dục địa phương thì hiệu quảmôn học chẳng biết đi đâu về đâu. Trải nghiệm hạn chế Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đã hướng dẫn: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp…Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìmhiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương…”. Điều này cho thấy vai trò, vị Đến thời điểm hiện tại, môn Giáo dục địa phương là môn duy nhất trong chương trình giáo dục phổ thông mới không có sách giáo khoa khiến cả giáo viên và học sinh lúng túng. Mônhọc GDĐP rất cần chohọc sinhđi trải nghiệmthực tế. Đối vớibậc tiểuhọc,nộidungmônGiáo dụcđịaphươngđược tíchhợpvớihoạt độngtrảinghiệm.Đối vớibậcTHCS, THPT, nộidungGiáodụcđịaphươngcủatỉnh được thiếtkếdướihìnhthức lĩnhvựcvà chủđềcủalĩnhvựcvới tổngthời lượng là35tiết/lớp/nămhọc.Ởbậc trunghọc, nộidungGiáodụcđịaphươngđược biênsoạnthànhbộtài liệuGiáodụcđịa phươngcủamột tỉnhcógiátrịnhưSGK.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==