Ngày Nay số 323

NGAYNAY.VN 16 Số323 - ThứNăm, ngày27/4/2023 GIÁODỤC “Bắt bài” nguyên nhân Một học sinh xinh đẹp, học giỏi, được giáo viên chủ nhiệm lấy làmgương có nguy cơ bị ghen ghét, đố kỵ, có thể là nạn nhân của bắt nạt học đường. Một em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có nguy cơ trở thành trò đàm tiếu, trêu cười của các bạn trong lớp… Lý do dẫn đến bạo lực học đường hiện nay đôi khi rất đơn giản, như va chạm nhau trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, hay mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đànmạng xã hội… Những năm qua, các trường học đã đề ra nhiều biện pháp nhằm can thiệp, ngăn chặn hiện tượng bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường dưới hình thức, mức độ khác nhau. Nhưng sự tái diễn đều đặn của các vụ việc bạo lực học đường ở các trường học khắp ba miền cho thấy tình trạng này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Những nạn nhân của bạo lực học đường chịu nhiều áp lực tâm lý. Nhưng trên thực tế, nhiều gia đình, nhà trường đã không ứng xử với sự cẩn trọng và trách nhiệm cần thiết. Họ có thể tin rằng việc gặp kẻ bắt nạt, nói vài câuhòa giải hoặc chỉ trích, trừng phạt, thậm chí chuyển kẻ bắt nạt đi là xong. Nhiều khi cách làm nửa vời đó chỉ làm cho kẻ bắt nạt thêmấmức vàhànhvi bắt nạt đi vào bí mật với mức độ nghiêm trọng hơn. Quy trình hỗ trợ đúng phải bao gồm việc tin tưởng vào những tiết lộ và ngay lập tức có hành động bảo vệ nạn cũng như chiến lược lắng nghe, tiếp cận, đặt câu hỏi phù hợp để hỗ trợ con vượt qua giai đoạn khó khăn của cảm xúc. Xây dựng trường học hạnh phúc Là người nhiều năm theo dõivànắmbắttâmlýhọcsinh, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội đưa quan điểm, bạo lực học đường là vấn đề xã hội, liên quan đến nhiều tổ chức, đoàn thể, tầng lớp nhân dân. Do đó, để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội. Trước hết, cần đi từ tế bào nhỏ gia đình - cái nôi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Ngôi nhà thứhai lànhà trường, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức các môn học, thầy cô cần chú trọng việc dạy các môn giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, hạnh phúc, để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi, nắm bắt diễn biến tâm lý của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Đồng quan điểm này, TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý, Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) khẳng định, cầnxâydựngtrườnghọc hạnh phúc, thúc đẩy mô hình tư vấn tâm lý theo hướng tiến bộ để xây dựng nhà trường kiểumới.Muốnhọc sinhhạnh phúc thì giáo viên cần được hạnh phúc. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thay đổi cách thức quản trị, đổi mới hình thức tương tác trong nhà trường, đem lại sự thoải mái, tiến bộ và phát huy sáng tạo cho giáo viên. Khi giáo viên ngày càng gắn bó với học sinh, sẵn sàng trả lời các thắc mắc khi các em gặp khó khăn hay khi các em cảm thấy cô đơn, áp lực và không chia sẻ được với gia đình... thì bất cứ học sinh nào rơi vào vực thẳm sợ hãi cũng sẽ tìm đến cô giáo chia sẻ. Giáo viên tạo dựng được sự tin tưởng của học sinh sẽ là “điểmtựa”giải quyết đến 90% trường hợp học sinh cần tư vấn tâm lý n nhân. Ví dụ, cách ly nạn nhân khỏi mối nguy bị bắt nạt cho đến khi chắc chắn việc này sẽ không tái diễn. Lắng nghe, cung cấp giải pháp bảo vệ cụ thể để trấn an học sinh. Gia đình cam kết sẽ đưa đón con tới trường trong thời giannày; hỗ trợ con để bảo đảmkhông bị quấy rối, bắt nạt. Khuyến khích các em đến gặp nhà tâm lý để được tư vấn, hỗ trợquản lý hành vi cảm xúc, sàng lọc nguy cơ tự sát. Báo cáo sựviệc chonhà trường, gia đình thủ phạm, cơ quan chứcnăng(nếucần thiết) để yêu cầu sự hỗ trợ và cùng nhau thống nhất biện pháp hành động, bảo đảm hành vi bạo lực không leo thang và phải được chấm dứt. PGS.TS Trần Thành Nam lưu ý, không chỉ nạn nhân cần được tham vấn hỗ trợ để hồi phục về tâm lý và học chiến lược tự bảo vệ, ứng phó phù hợp với kẻ bắt nạt, mà cũng cần hỗ trợ cả thủ phạm và những người tham gia, chứng kiến. Tất cả cần được giáo dục tâm lý về sự thấu cảm, chiến lược lựa chọn hành vi và hậu quả của hành vi. Ngoài ra, theo PGS.TS Trần Thành Nam, phụ huynh của nạn nhân cũng cần được trao đổi để nhận diện sớm các nguy cơ bất ổn về tâm lý, những dấu hiệu sớm của hành vi tự hại hoặc tự tử, bạo lực học đường, đâu là gốc rễ? Vụ việc đau lòng về nữ sinh ở THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An tự tử nghi do là nạn nhân của tình trạng bắt nạt học đường một lần nữa khiến các gia đình lẫn nhà trường phải nhìn lại trách nhiệm các bên làm sao giải quyết bạo lực tận gốc. MINH ANH Ảnhminhhọa. LOẠI BỎ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==