Ngày Nay số 352

NGAYNAY.VN 16 Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Lộ trình tổ chức kỳ thi theo đề xuất của Bộ GD&ĐT -Giaiđoạn2025-2030:Giữổnđịnhphươngthứcthi trêngiấy. -Giaiđoạnsaunăm2030:Từngbướcthíđiểmthi trênmáytínhđốivới cácmônthi trắcnghiệmởcácđịaphươngcóđủđiềukiện(cóthểkết hợpgiữathi trêngiấyvàthi trênmáytính);phấnđấuđểđếnkhi tấtcả địaphươngtrêntoànquốccóđủđiềukiệnđểtổchứcthi trênmáytính sẽchuyểnsangtổchứckỳthi tốtnghiệptrunghọcphổthôngtrênmáy tínhđốivới cácmônthi trắcnghiệm. GIÁODỤC 36 cách thức chọn môn thi Trước khi đưa ra đề xuất này, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 với 3 phương án: 4+2, 3+2 và 2+2. Cụ thể, phương án 4+2 tức là học sinh phải thi 6 môn, trong đó có 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn. Phương án 3+2 là học sinh thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn. Phương án 2+2 là học sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn), 2 môn tự chọn. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức, chuyên gia, các sở giáo dục và đào tạo, đồng thời căn cứ theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng phương án thi, Bộ GD&ĐT đề xuất thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 theo phương án 2+2. Lý do chọn tổ chức thi phương án 2 + 2, theo đại diện Bộ GD&ĐT, nhằm bảo đảm được một số yêu cầu. Trong đó, yêu cầu số một là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh, xã hội (hiện nay thi 6 môn); giảm được 1 buổi thi, xuống còn 3 buổi. Lý do thứ hai là không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Lịch sử trở thành môn thi tự chọn Không ít người băn khoăn về “số phận” của môn Lịch sử. Trước đây khi Bộ GD&ĐT xếp Lịch sử là môn học tự chọn, dư luận đã phản ứng và sau đó Bộ GD&ĐT dẫn chứng, tỷ lệ TS chọn tổ hợp khoa học xã hội của 3 năm gần đây trong kỳ thi tốt nghiệpTHPT trên tổng số hơn 1 triệu TS đăng ký dự thi như sau: năm 2021 chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96%; năm 2023 chiếm 67,64%. Điều này tạo điều kiện để giúp TS phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học này, theo Bộ GD&ĐT sẽ có 36 cách thức lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện để TS lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2025: Đổi mới căn bản, giảm nhẹ môn thi Quốc hội đã chính thức ban hành Nghị quyết xác định Lịch sử là môn học bắt buộc. Sau đó, Bộ GD&ĐT cũng công bố dự thảo về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trong đó quy định Lịch sử là môn thi bắt buộc. Thế nhưng, đến nay, phương án 2+2 lại hoàn toàn khác. “Nếu không quy định bắt buộc thi thì rất khó để học sinh có động lực học môn Lịch sử. Hơn nữa, học mà không thi thì không có cách nào để đo lường được các em đã nắm bắt kiến thức đến mức độ nào. Trong chương trình Lịch sử lớp 12 có 6 chủ đề liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nếu không yêu cầu thi, học sinh không chịu học thì làm sao các em có kiến thức cơ bản về lịch sử đất nước mình?”, một giáo viênTHPT chia sẻ. Cómột số ý kiến cho rằng Lịch sử là môn học bắt buộc ở bậc THPT nên phù hợp là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Việc này cũng nhằm để học sinh học môn Lịch sử một cách nghiêm túc và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên môn Toán của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: “Trong khoa học giáo dục, không có nguyên tắc nào yêu cầu học sinh học một môn học thì bắt buộc phải thi tốt nghiệpmôn học đó”. GS.TSKH Đỗ Đức Thái bày tỏ quan điểm, “việc đánh giá thường xuyên trong cả năm học không có ý nghĩa hay sao mà cứ phải thi tốt nghiệp” và cho rằng cách tiếp cận đó về mặt khoa học lại rất phản khoa học. Đối với bất kỳ môn họcnào thì nội dungmônhọc, đổimới phươngphápdạy học mới là vấnđề thenchốt đểgiải quyết bài toán học sinh có yêu thích và học nghiêm túc môn học đó hay không chứ không phải phụ thuộc vào có thi tốt nghiệpTHPT hay không. Để hạn chế tình trạng “học môn này bỏ môn kia”, các nhà trường cần tăng cườngviệcdạyhọc, giải quyết vấn đề từ các thầy cô, có sự cố gắng ủng hộ từ các thầy cô. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, dù lựa chọn phương án thi nào thì Bộ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo điều kiện để thí sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh và trên hết là phương án cần đảm bảo tính ổn định, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong giáo viên, học sinh và phụ huynh. n Ngày 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tại Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực về phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông, theo đó từ năm 2025, kỳ thi THPT quốc gia sẽ có 4 môn thi, trong đó 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn (trong số 9 môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ) MINH ANH Ảnhminhhọa.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==