Ngày Nay số 352

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 THANH HÀ Vừa qua, Bộ VH-TT&DL đã có quyết định công bố Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã TânThànhvà thị trấnLaiVung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp, nghề làm nem ở huyện Lai Vung ra đời vào khoảng năm 1960. Người đầu tiên nghĩ và làm ra món nem Lai Vung là bà Nguyễn Thị Mặn (Tư Mặn) ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Nem chủ yếu được bà Tư làm để cúng trong dịp lễ giỗ, Tết. Bà con trong vùng ăn thử thấy ngon, lạ miệng lại có thể bảo quản dùng dần được cả tuần nên nhiều người thích thú tìmđến bà học nghề. Các nguyên vật liệu chế biến món nem Lai Vung khá đơn giản bao gồm thịt heo, da heo, lá vông, lá chuối, dây chuối. Đây là những nguyên liệu quen thuộc sẵn có tại địa phương kết hợp cùng một số gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn hằng ngày. Để tạo ra một chiếc nem ngon đúng chuẩn Lai Vung, nem được chế biến phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải chọn thịt nóng, đem vào cối giã nhuyễn, da heo thái mỏng, gia vị phải cân đối, gói phải vừa tay. Điểm đặc biệt nữa tạo nên sự khác biệt ở nem Lai Vung chính là sự phần lá gói lót. Nem được gói lót bằng lá vông, vị chua thanh vừa phải của lá vông ướp đượm với phần thịt bên trongđủ vị mặn, ngọt, cay của của ớt xanh, thơm nồng của tiêu, tỏi cho dù bất cứ thực khách nào ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên. Ngày nay, hương vị của nem Lai Vung cũng có phần đổi khác. Lá vông khá hiếm nên được thay bằng lá chùm ruột. Thịt lợn và bì được cho vào máy xay nhuyễn thay vì giã thủ công. Nem chua không còn gói thủ công nữa mà thay đóng gói bằng máy. Dù vậy, hương vị không biến đổi là mấy, vẫn giữ được hương đặc trưng vốn có của nemLai Vung. Vào thời điểm đầu, nem chỉ được bán quanh quẩn trong chợ ấp. Sau dần, tiếng lành đồn xa, bà con truyền tai nhau cái hương vị thơmngon đặc biệt của món nem này mà nem đượcbày bán khắp mọi nẻo đường từ các hàng quán, trên những chuyến xe đò đến xuồng ghe đi khắp chốn. Ở những năm 1990, ở huyện Lai Vung, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh trai làng ngồi quết thịt, gái làng Nem Lai Vung có lớp thịt màu đỏ tươi hồng, điểm xuyết bằng hạt tiêu đen, lát tỏi trắng, lót lá vông xanh. Vị nem chua thanh nhưng cũng ngọt, mặn cay nồng… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên món ngon hấp dẫn đi vào lòng thực khách bốn phương. Nem Lai Vung - Đậm đà hương vị di sản Đồng Tháp ngồi cắt lá vông, lá chuối gói nem. Nem ở huyện này cứ thế mà phát triển. Đến năm 2000, các lò nem đã khẳng địnhđược tên tuổi đượcnhiều người biết đến như nem Giáo Thơ, Út Thẳng, Tư Minh, Chiến Ngoan… Nghề làm nem Lai Vung được hình thành và phát triển hơn 60 năm, dù trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển. Lúc đầu chỉ có một vài hộ làm nem, đến nay, toàn huyện Lai Vung có hơn 20 cơ sở sảnxuất nem, thuhút hơn 300 lao động tham gia. Tổng sản lượng nem sản xuất ra hàng trăm nghìn chiếc mỗi ngày, ước đạt trên 60 tỷ đồng/ năm. Huyện Lai Vung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho làng nghề của mình với tên gọi nemLai Vung. Năm 2012, nem Lai Vung được Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận nằm trong top 10 đặc sản nem, chả nổi tiếng Việt Nam. Đặc biệt, năm2013, nem Lai Vung nằm trong top 50 đặc sản quà tặngViệt Nam lần thứ nhất do Trung tâm Sách Kỷ lụcViệt Namcông bố. Một số cơ sở sản xuất nemLai Vung đã được cấp Giấy chứng nhận sản phẩmOCOP 3 sao, 4 sao có mặt trong top những mặt hàng quà tặng đặc sản địa phương. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nem Lai Vung hiện được phân phối lẻ ở bến xe khách ở các tỉnh miền Tây, đại lý nem bán dọc tuyến đường, quốc lộ. NemLaiVung cómặt trong các siêu thị với hệ thống chi nhánh trải dài từ Bắc tới Nam, trong đó tiêu thụ mạnh nhất là ởHà Nội vàTP. HCM.n NGAYNAY.VN 20 DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==