Ngày Nay số 352

gắn bó với nghề”, Đỗ Ngọc Tuấn (22 tuổi), một trong những người thợ trẻ nhất của làng nghề đậu bạc Định Công cho biết. Gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ “rút ruột” của nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, mới thấy, từ trong ánh mắt và trong từng lời đáp chứa đựng sự quyết tâm rất lớn của người nghệ nhân gạo cội. Ban đầu, tôi có ý định hỏi anh rằng làm thế nào mà anh có thể giữ được nhiều người trẻ theo nghề truyền thống đến như vậy… nhưng sau cùng, tôi đã tự tìm được câu trả lời. Không chỉ bằng tài năng, mà chính sự tâm huyết của người nghệ nhân say mê công việc đã kéo đội ngũ thợ ở lại, gắn bó với người “đầu tàu”. Hơn cả, trong họ có cùng chung một niềm khát khao, một khát khao cháy bỏng muốn gìn giữ và phát triển cái nghề đậu bạc truyền thống của Định Công cũng như của dân tộc. n kế tốt hơn chính lànhữngnấc thang, lôi cuốn tôi theo đuổi nghề đậu bạc truyền thống. Bởi vậy, dù cho có làm nghề 10, 20 hay 30 năm, sẽ không bao giờ có giới hạn trong nghề đậu bạc”, anh Tuấn Anh giãi bày về động lực gắn bó với nghề. “Cũng giống như những người hoạ sĩ, chúng tôi luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo các tác phẩmmới”. Giữ nghề cho quê hương, cho dân tộc Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đang ấp ủ mở một phòng trưng bày truyền thống về làng nghề đậu bạc Định Công. Anh chia sẻ rằng: “Tôi luôn đau đáu về chuyện mọi người đến Định Công, hay kể cả ngay chính người Định Công, không biết đến nghề truyền thống đậu bạc, họ không hiểu đậu bạc thực sự là gì. Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu theo đuổi nghề đậu bạc, tôi đã mong muốn xây dựng một phòng trưng bày truyền thống”. “Một phòng trưng bày chính thức sẽ là địa điểm vô cùng cần thiết để bất cứ ai cũng có thể đến ngắm nhìn, tìm hiểu và thậm chí là nghiên cứu về nghề đậu bạc. Đó sẽ là nơi không chỉ phục vụ cho thế hệ của chúng ta hiện tại, mà còn giúp lưu giữ được những nét đẹp văn hoá cho thế hệ mai sau”, anh nhấnmạnh. Còn chuyện truyền nghề, thông thường khi nhắc đến nghề truyền thống, người ta sẽ thường chỉ nghĩ đến việc giữ nghề trong gia đình, dòng họ, hoặc cho người dân địa phương. Thế nhưng, với nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, anh sẵn sàng dạy nghề lại cho bất cứ ai mong muốn theo đuổi nghề đậu bạc. Đến nay, tại làng nghề đậu bạc Định Công, đội ngũ thợ lành nghề đã có hơn 10 người tham gia. “Tôi làm như vậy vì thứ nhất, nếu bó hẹp ở Định Công, rất khó để có thể tìm được người muốn học nghề và theo nghề lâu dài. Thứ hai, nghề đậu bạc không chỉ đại diện cho nghề thủ công truyền thống của Định Công, mà sự tinh hoa của nó còn là đại diện cho nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Dù là người ở đâu, khi được truyền lại nghề họ vẫn học, lấy gốc từ Định Công, vậy nên đó không phải câu chuyện quá lớn để bận tâm”, nghệ nhân Tuấn Anh giải thích. “Trên hết, tôi chỉ một lòng muốn lưu giữ và phát triển nghề đậu bạc truyền thống mà cha ông để lại”. Nghệ nhân Tuấn Anh cũng chia sẻ rằng: “Khi truyền lại nghề cho các người thợ thuộc thế hệ sau, tôi luôn nhấn mạnh với họ rằng kĩ thuật sử dụng chỉ là một yếu tố để tạo nên tác phẩm đậu bạc chất lượng, nhưng để cho ra đời một tuyệt tác đậu bạc, phần quan trọng hơn chính là cái hồn được thể hiện ở trong nó. Điều này không phải người thợ nào, người nghệ nhân nào cũng có thể làm được, và cũng không phải lúc nào “cái hồn” đó cũng được lột tả chân thực nhất”. “Là một người trẻ, yêu thích trang sức, đến nay em đã gắn bó với nghề đậu bạc được hơn 7 năm. Em tin rằng khi niềm đam mê đủ lớn, người trẻ hoàn toàn có thể theo đuổi nghề thủ công truyền thống. Kiên trì học hỏi từ những cái nhỏ, dần dần các bạn sẽ có động lực để phát triển mình hơn và Nhữngngười thợ tỉmỉ thực hiện các côngđoạnđậubạc. ĐềnTổnghềKimhoàn cũng lànơi làmviệc của các nghệnhân làngnghề. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==