Ngày Nay số 352

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Đàn ông dạy nhau cầm kim chỉ Con đường dẫn về huyện Thường Tín, dọc quốc lộ 1A là trải dài các làng nghề thêu truyền thống. Những biển hiệu rực rỡ với đủ loại thêu, thêu câu đối, bức trướng treo ở đình, chùa; thêu tranh phong cảnh, tranh truyền thần; thêu trang phục cung đình, sân khấu... Duy chỉ có làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến là có nghề “thêu áo cho vua”, với những chiếc áo long bào tinh xảo trong từng đường kimmũi chỉ. Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu hồ hởi đón tôi vào cơ ngơi xưởng thêu uy tín ngay sát mặt đường lớn chạy dọc thôn. Hai ma-nơ-canh đứng trước cửa hiệu đứng khoan thai trong trang phục cung đình rực rỡ, đường chỉ thêu tỉ mỉ từ trên xuống dưới. Hai chiếc lọng đỏ rực cao gấp đôi chủ xưởng, được trang trí cầu kỳ bằng các đường thêu tỉ mỉ và điêu luyện dành cho vua chúa xưa cũng được trưng bày nổi bật giữa bạt ngàn vải vóc, chỉ thêuđủmàu sắcgâyấn tượng mạnh với tất cả du khách ghé thăm. “Xưa làng thêu long bào Đông Cứu nổi tiếng “ăn đứt” mọi hiệu thêu trong kinh thành. Sản phẩm thêu của Đông Cứu được thực hiện rất cầu kỳ và phức tạp, thậm chí thợ giỏi ở làng rất khó tính. Con rồng, con phượng ở làng khác có thể mất nét, thiếu móng… nhưng riêng của làng Đông Cứu phải đủ”, ông NguyễnThế Du tự hào nói. Tuy là một màu chỉ, một mũi kim nhưng dưới bàn tay của cácnghệnhân, cácđường chỉ, đường viền được dệt trên tấm vải may của thợ Đông Cứu lúc nào cũng mềm mại, uốn lượn và nhẹ nhàng hơn so với các sản phẩm thêu ở nơi khác. Điểm đặc biệt là nghệ nhân, thợ giỏi trong làng thêuđaphần lànamgiới. Có gia đình từ ông nội đến bố, con trai đều gắn bó với nghề thêu, nam giới trong nhà dạy nhau cầm kim chỉ từ những ngày con nhỏ ê a học chữ, đánh vần. Rồi sau đó, con trai lại lấy vợ, sinh con, cùng gia đình nhỏ giữ gìn nghề thêu của quê hương. di sản từ đường kim mũi chỉ VIỆT ĐAN Bên cạnh nghề phục chế các long bào cổ trở thành di sản văn hóa cho đời sau chiêm ngưỡng, người dân Đông Cứu hiện nay chủ yếu kiếm sống bằng nghề thêu longbàophục vụcác loại hình diễn xướng sân khấu, và thêu trang phục hầu đồng. Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu được công nhận UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nên làng nghề ngày càng phát triển. Diễn xướnghầuđồngcó36giánên nhu cầu mua bán trang phục cho lĩnh vực sân khấu đặc biệt này vô cùng phong phú. Theo ông Nguyễn Thế Du, ba năm trước, Đông Cứu cũng như các địa phương khác trên cả nước từng gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nhưng sau thời giangiãn cáchCOVID-19, làng nghề bắt nhịp nhanh chóng, bám sát thị trường, liên tục sáng tạo những mẫu mã mới, tạo mối quan hệ chặt chẽ với Cũng theo ông Du, 70% dân số trong làng làm nghề thêu, họ vừa mưu sinh, vừa cùng nhau giữ gìn di sản văn hóa. Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu có rất nhiều nghệ nhân và thợ giỏi, lành nghề, nhưng dám đứng làmchủ các xưởng thêu chỉ có gần 100 người. Ở làng Đông Cứu, độc đáo nhất là nghề thêu áo long bào, nghệ nhân nổi tiếng nhất được trao nhiệm vụ cao cả phục chế nghề thêu long bào trong làng là nghệ nhân Vũ Văn Giỏi. Để làm ra một chiếc áo thờ thành hoàng làng, áo ngự thường phải ứng dụng nhiều kiểu thêu khác nhau, đòi hỏi sự miệt mài cần mẫn vô cùng hoàn hảo, có lần nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã phải mất đến gần 2 nămmới hoàn thành một chiếc, độ bền của áo ngự đó thường lên đến vài trăm năm. Nghề thêu thủ công truyền thống ở thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được 7 năm. Với những người con Đông Cứu, thêu truyền thống không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là một nét đẹp văn hóa của xứ Đoài không thể đánh mất. Người dânĐôngCứumiệtmài thêu tay. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==