Ngày Nay số 368

NGAYNAY.VN 13 CHUYÊNĐỀ Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 mất dần “bản sắc” Sự ra đời của những mạng xã hội kiểu mới “Một mạng xã hội sẽ không thể thống trị tất cả không gian số - đó là logic “điên rồ” tại Thung lũng Silicon. Thay vào đó, mỗi cá nhân sẽ là thành viên hoạt động trên hàng chục nền tảng khác nhau, bởi vì là con người về bản chất là như vậy, chúng ta sống trong một xã hội được tạo thành bởi rất nhiều nhóm cộng đồng nhỏ. Đó mới chính là tương lai của mạng xã hội”, Giáo sư Ethan Zuckerman, Đại học Massachusetts nhấn mạnh. Sự dịch chuyển này đã được dự đoán từ nhiều năm trước bởi nhiều cái tên lớn như Mark Zuckerberg, CEO Meta và Jack Dorsey, người sáng lậpTwitter (nay làmạng xã hội “X”). Trong một bài đăng vào năm 2019, ông Zuckerberg từng cho biết rằng hoạt động nhóm và nhắn tin riêng là những tiện ích phát triển nhanh nhất của mạng xã hội. Trong khi đó, ông Dorsey bày tỏ tin tưởng rằng đã cần phải thúc đẩy sự phát triển của “mạng xã hội phi tập trung”, cho phép mọi người kiểm soát nội dung họ xem và cộng đồng mà họ tương tác. Sự ra đời của cácmạng xã hội mới, có quy mô nhỏ hơn cũng đem lại rất nhiều lợi ích lớn, khi chúng tạo ra các diễn đàn cho các cộng đồng cụ thể, bao gồm cả những người yếu thế, những người bị bỏ rơi và những người bị mặc cảm, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Đơn cử như Ahwaa, một mạng xã hội dành riêng cho cộng đồng LGBT, nền tảng này được ra đời vào năm 2011. Mạng xã hội này chủ yếu hướng đến nhóm người thuộc cộng đồng LGBT ở các quốc gia vùng Vịnh, nơi đồng tính bị coi là bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các nền tảng khác cho phép người dùng chia sẻ, thảo luận về một chủ đề chuyên biệt nào đó, như Letterboxd, một ứng dụng dành riêng cho những người có sở thích, niềm đam mê với điện ảnh. Xu hướng này có thể giảm bớt một số áp lực xã hội khi sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Trong thập kỷ qua, rất nhiều vấn đề đã nổi lên cùng với sự phát triển của mạng xã hội, bao gồm cả những tranh cãi về tác hại của mạng xã hội. Việc thanh thiếu niên bị mắc hội chứng rối loạn ăn uống vì cố gắng sống theo “những bức ảnh chuẩn mực trên Instagram”, hay trẻ em bắt chước những hành động nguy hiểm sau khi xem các video trên TikTok luôn là những câu chuyện được bàn luận rất nhiều khi nhắc đến những nền tảng mạng xã hội “truyền thống”. Các chuyên gia tin rằng ý tưởng xây dựng một trang mạng xã hội phù hợp với tất cảmọi đối tượng là điều hoàn toàn “phi thực tế”. “Người dùng sẽ không có lý do gì để mãimãi gắnbó vớimộtmạng xã hội duy nhất. Điều mà họ quan tâm và thực sự mong muốn trên các nền tảng mạng xã hội là khả năng giao tiếp và tính kết nối, nơi họ có thể trò chuyện, trao đổi về những lĩnh vực cụ thể”, giáo sư Zizi Papacharissi chỉ rõ. Bà cho biết thêm rằng: “Danh tính trực tuyến của mỗi cá nhân sẽ ngày càng bị phân mảnh trên nhiều nền tảng khác nhau”. Để có thêm thông tin về công việc và nghề nghiệp, công chung có thể tìm đến LinkedIn, để thảo luận về các trò chơi điện tửhọ. sẽ có Discord, và để cập nhật tin tức, ứng dụng Artifact sẽ là một lựa chọn hàng đầu. Trong tương lai, rất có thể mạngxãhội“kiểumới”sẽxuất hiện nhiều hơn. Thay vì hoạt động theo cơ chế cũ như các mạng xã hội truyền thống, cho phép người dùng đăng tải không giới hạn bài viết và sử dụng “giao diện cuộn” nhằm giữ chân họ ở lại, các trang mạng “thế hệ sau” có thể sẽ giới hạn nội dung cập nhật, đem lại những trải nghiệm mới chonhữngngười thamgia. “Mạng xã hội “kiểu mới” là những cuộc thử nghiệm, nó giống như theo đuổi loại hình nghệ thuật trình diễn. Đôi khi mọi thứ không nhất thiết phải diễn ra theo cách nó đã từng”, gGiáo sư Jonathan Zittrain, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học máy tính tại Đại học Harvard, người khởi xướng “nhóm” nghiên cứu phát triển mạng xã hội Minus chia sẻ.n Người dùng sẽ không có lý do gì để mãi mãi gắn bó với một mạng xã hội duy nhất. Điều mà họ quan tâm và thực sự mong muốn trên các nền tảng mạng xã hội là khả năng giao tiếp và tính kết nối, nơi họ có thể trò chuyện, trao đổi về những lĩnh vực cụ thể. Giáo sư Zizi Papacharissi

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==