Ngày Nay số 368

NGAYNAY.VN 12 CHUYÊNĐỀ Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 Tính “kết nối” lỏng lẻo Gần hai thập kỷ trước, Facebook bùng nổ và được biết đến làmột kênh thông tin để sinh viên liên lạc, trao đổi với nhau. Trong khi đó, mạng xã hội Twitter (nay là mạng xã hội “X”) là nơi mọi người đăng chia sẻ về suy nghĩ, hoạt động thường ngày, còn Instagram là nơi người dùng đăng tải hình ảnh, cập nhật thông tin cho người thân, bạn bè. Đó là những sứ mệnh riêng biệt của các nền tảngmạng xã hội được xác lập từ ban đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, cơ chế hoạt động của những nền tảng ấy gần như đã bị biến đổi theo một hướng đi khác. Nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội Facebook và Instagram giờ đây tràn ngập những bài đăng quảng cáo đượcnhiềuthươnghiệu,nhãn hàng, đơnvị và cánhân trảphí để tiếp cận người dùng. Các nền tảng khác như TikTok hay Snapchat cũng không ngoại lệ, khi chứa đầy video quảng cáo từ những người có ảnh hưởng trênmạng xã hội. Ở nhiều góc độ và thậm chí nhiều ngữ nghĩa, phương tiện truyền thông xã hội đang dầnmất đi tính kết nối vốn có. Các bài đăng có nội dung cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè thường rất ít khi được hiển thị trong nhữngnămgầnđây, trongbối cảnh các nền tảng lớn ngày càng bị “thương mại hóa”. Thay vì theo dõi các bài đăng, hình ảnh, thông tin từ bạn bè và người thân, người dùng Instagram, Facebook, TikTok, Snapchat hay X giờ đây sẽ “được xem” những nội dung quảng cáo mà các thương hiệu, người có ảnh hưởng trả phí để tăng lượt tiếp cận trên mạng xã hội. Sự thay đổi này có tác động rất lớn đến các trang mạng xã hội lớn, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến cách người dùng tương tác với nhau trên nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một câu hỏi lớn hơn rằng: Ý nghĩa cốt lõi, bản chất thực sự của các nền tảng trực tuyến là gì? “Các nền tảng mạng xã hội như chúng ta từng biết không còn là chính nó nữa”, Giáo sư Zizi Papacharissi, nhà nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông Mạng xã hội truyền thống Người dùng Internet đang dầnmất đi cảm giác “kết nối cộng đồng” trên hầu hết các nền tảng lớn như Facebook, TikTok và X. NGỌC PHẠM (theoNewYork Times) gian trực tuyến bằng khái niệm này. Thế nhưng, khi yếu tố “xã hội” ngày càng yếu đi trên các trang mạng lớn như Facebook, TikTok, hay X, một số lượng lớn công chúng đã bắt đầu tìm kiếm sử dụng các nền tảng, mạng xã hội mới, hướng đến nhóm cộng đồng nhỏ hơn, có cùng sở thích và cùng quan tâm đến những vấn đề cụ thể. Đối với người dùng, điều này có nghĩa là thay vì dành toàn bộ thời gian cho một hoặc một vài mạng xã hội nào đó, họ bắt đầu quan tâm sử dụng các nền tảng có quy mô nhỏ hơn, phù hợp hơn và đảmbảođược tínhkết nối cao hơn. Có thể kể đếnmột số lựa chọnmới nhưMastodon, một nền tảng tương tự như mạng xã hội X nhưng cho phép người thamgia chia thành các nhóm cộng đồng nhỏ hơn để giao lưu trực tuyến; hay như Nextdoor, một mạng xã hội dành cho những người trong cùng một địa phương nhằm thông tin về những vấn đề thường ngày... tại Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) nhận định. “Bản thân các mạng xã hội vẫn tồn tại, nhưng những tiện ích đặc sắc nhất của chúng đã không còn được duy trì, thậm chí đã không còn tồn tại nữa”. Trong nhiều năm, công chúng đã quen với một ý niệm rằng mạng xã hội là một nền tảngđa năng, hướng tới mọi đối tượng, nơi mà họ dànhphần lớn thời gian trong ngày để sử dụng. Ngược lại, các trang mạng xã hội lớn cũng đã thống lĩnh không

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==