Ngày Nay số 368

NGAYNAY.VN 16 Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 GIÁODỤC Cuộc đua mở trường thành viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đang dự kiến thành lập 3 trường trực thuộc (Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế, Trường Công nghệ) trong lộ trình chuyển đổi thành Đại học (ĐH) vào năm 2025. Từ năm 2021, Trường ĐH Ngoại Thương đã công bố Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 đến 2030 và tầm nhìn 2040 với mục tiêu trở thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng có kế hoạch thành lập thêm 3 trường (Trường Điện - Điện tử, Trường Kinh tế quản lý và Trường Công nghệ thông tin truyền thông) trong năm học 2024-2025 nhằm đạt đủ điều kiện chuyển thành ĐH vào năm 2025. Trước đó, từ năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã thành lập Trường Ngoại ngữ - Du lịch trên cơ sở sáp nhập Khoa Ngoại ngữ và Khoa Du lịch; năm 2023 thành lập Trường Cơ khí - Ô tô trên cơ sở sáp nhập và phát triển Khoa Cơ khí và Khoa Công nghệ ô tô. Năm 2023, Trường ĐH Y Hà Nội có 3 ngành được Shangha i Rank i ng (một trong những tổ chức đánh giá ĐH uy tín và có ảnh hưởng lớn) xếp hạng: ngành y tế công cộng được xếp trong nhóm 76100 thế giới, ngành y học lâm sàng trong nhóm 101150, ngành khoa học sinh học con người trong nhóm Lo ngại vấn đề chất lượng Dù ủnghộ việc các trường phát triển từ trường ĐH lên ĐH, TS Lê Viết Khuyến vẫn tỏ ra không ít lo ngại về vấn đề chất lượng dạy và học của các trường khi chạy theo danh xưng “đại học”. Theo ông, không chỉ kiểm định trước khi chuyển đổi mà cả sau khi chuyển đổi cũng cần kiểm soát chất lượng của các ĐH. Hiện nay các trường thành viên trong ĐH đa lĩnh vực có quyền tự chủ cao nên hoạt động gần như độc lập, thiếu sự liên kết, phối hợp với nhau, trước hết là về đào tạo, vì vậy không thể hiện được sức mạnh tổng hợp như những ĐH đa lĩnh vực đúng nghĩa. Ví dụ ở ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên Trường ĐH Y Dược, TrườngĐHGiáodục…đều có 2 năm đầu học những ngành khoa học cơ bản ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - với những nhà khoa học đầu ngành; sau đó mới trở lại trường mình để học những năm cuối về chuyên ngành y, dược, nghiệp vụ sư phạm... Còn theo tiến sĩ Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng 201-300. Trường ĐH Y Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành ĐH Khoa học sức khỏe, định hướng nghiên cứu ở trình độ hàng đầu ở châu Á. TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT, Phó chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH, cao đẳng Việt Nam bày tỏ quan điểm, chính sách chuyển đổi từ “trường ĐH” lên “ĐH” sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục ĐH Việt Nam với thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo. Điều kỳ vọng nhất khi chuyển đổi là bộ máy tổ chức sẽ gọn nhẹ, linh hoạt hơn, hoạt động hiệu quả hơn; ngân sách được đầu tư tập trung; nâng cao chất lượng đào tạo, giúp trường dễ mở ra các chương trình đào tạo mang tính liên ngành, sinh viên được tự do lựa chọn các môn học khi chuyển đổi. Khi các trường đại học chạy theo danh xưng “đại học” Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) - “trào lưu” trở thành ĐH cùng với việc có những trường trong lịch sử đào tạo không có khoa học, công nghệ nhưng vẫn tuyên bố trở thành ĐH đa ngành - trong đó có đào tạo ngành khoa học, công nghệ là thực sự đáng lo ngại. TS Nguyễn Đình Đức phân tích, khái niệm“ĐH” và “trường ĐH” trong Luật Giáo dục ĐH sửa đổi năm 2018 là khái niệm chưa hoàn chỉnh, cần được xem xét lại. Ví dụ Trường ĐH Tổng hợp trước kia, xét theo khái niệmthì chỉ là“trường ĐH”nhưng thực tế lại đào tạo rất nhiều lĩnh vực; mà nếu xét theo định nghĩa hiện nay lại là “ĐH”. Các khái niệmmang tính chất cơ học, điều quan trọng là phải căn cứ vào mục tiêu, sứ mệnh “thành lập ĐH để làm gì”. Vấn đề tự chủ ĐH đã đưa vào Luật Giáo dục ĐH sửa đổi năm 2018 và điều này đã là xu thế không chỉ của ĐH mà còn của cả các trường ĐH. Do đó, việc thành lập ĐH với mục tiêu có quyền tự chủ được một số trường ĐH xác định là không cần thiết. “Điều kiện của ĐH là có 3 trường thành viên, 10 chương trình đào tạo tiến sĩ, 15.000 sinh viên chỉ là con số, điều kiện về mặt cơ học. Vấn đề cốt lõi là chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo sư, tiến sĩ ra sao. Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư ở nước ta hiện nay đã được cải thiện nhiều. Song so với mặt bằng chung của thế giới, tỉ lệ này vẫn chưa cao; đặc biệt ở lĩnh vực y, dược, khoa học, công nghệ. Thực tế để thu hút một tiến sĩ giỏi về một trường ĐH đã là thách thức. Trong khi chúng ta lại mở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì tôi lo ngại về chất lượng. Xét theo nghị định trong luật thì rõ ràng có thể có ĐH dù đông nhưng không mạnh. Trong luật còn có trường ĐH định hướng nghiên cứu - phải có 20%đội ngũ từ phó giáo sư trở lên, mỗi năm có tối thiểu 100 bài báo quốc tế trên các tạp chí đạt tiêu chuẩn và có nguồn thu đáng kể từnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Nếu đối chiếu về luật, thì một trường ĐH nghiên cứu còn có đẳng cấp về chất lượng hơn là một ĐH”, TS Nguyễn Đình Đức khẳng định. n Rất nhiều trường đại học đang trong lộ trình chuyển đổi mô hình để trở thành đại học. Đây được xem là hướng đi hợp với xu thế phát triển nhưng để lại không ít băn khoăn của các chuyên gia ngành giáo dục. MINH ANH Ảnhminhhọa. Thực tế để thu hút một tiến sĩ giỏi về một trường ĐH đã là thách thức. Trong khi chúng ta lại mở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì tôi lo ngại về vấn đề chất lượng. TS Nguyễn Đình Đức

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==