Ngày Nay số 368

NGAYNAY.VN 17 Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 VĂNHÓA Niềm tự hào văn hóa của phụ nữ Việt Nam Hưởng ứng Lễ hội Áo dài 2024, Thảo CầmViên ra thông báo miễn phí vé vào cổng ngày 8/3 và giảm 50% giá vé cho phái nữ khi mang áo dài đến tham quan trong tháng Ba. Cũng hoan nghênh chị em mặc áo dài đi danh lam thắng cảnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quyết định miễn phí tham quan các di tích do đơn vị quản lý đối với tất cả phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Phụnữ8/3.Việcmiễn phí vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài khi đến thamquan di tíchHuế các dịp đặc biệt như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10... đã được Trung tâmBảo tồnDi tíchCốđôHuế duy trì đều đặn suốt vài năm trở lại đây như một động lực khuyến khích chị em tự tin mặc áo dài đi chơi, đi lễ hội trong những ngày đặc biệt. Nhữngngàyđầu thángBa này, Tuần lễ Áo dài 2024 được phát động đồng thời ở Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc. Mục đích của Tuần lễ Áo dài nhằm lan tỏa trong cộng đồng, khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóaViệt Namđồng thời quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung cũng như phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần bạn bè quốc tế. Theo đó, các hoạt động hưởng ứng diễn ra sôi nổi khắp cả nước, phụ nữ các tỉnh, thành mặc áo dài trong ngày làm việc, trình diễn các bộ sưu tập áo dài độc đáo… Được phát động từ năm 2019, suốt 5 nămqua, Tuần lễ áodài doHội LiênhiệpPhụnữ Việt Nam phát động đã được Hình ảnh đẹp trong ngoại giao văn hóa Sự hưởng ứng Lễ hội Áo dài được duy trì, lan tỏa khiến áo dài đang dần trở thành trang phục quen thuộc của phụ nữ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Áo dài gắn bó từ sinh hoạt đời thường đến nét đẹp văn minh tại công sở và những sự kiện trọng đại. Rồi rất tự nhiên, trong những duy trì đềuđặnvàonhữngdịp 8/3, 20/10… đã giúp những chiếc áo dài trở nên thân quen, thực sự đi vào đời sống hàng ngày. Năm nay, sự kiện Lễhội Áodài tạiThủđôHàNội và Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trong chuỗi sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu. Với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt Nam” diễn ra từ 7-17/3, Thành phố Hồ Chí Minh đã mangđến công chúngbộ sưu tập áo dài phong phú, nổi bật đượcchế tác côngphu, tài hoa từ bàn tay khéo léo và sáng tạo của các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng, không chỉ mang đậm niềm tự hào dân tộc mà còngópphầngìngiữ tinhhoa văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, tiết mục biểu diễn trang phục áo dài “Nét đẹp áo dài Việt” do các nữ Tổng lãnh sự và phu nhân các Tổng lãnh sự trình diễn đã giúp thắt chặt tình hợp tác hữu nghị, đồng thời lan tỏanét đẹpáodài đến bạn bè quốc tế. ngày Tết cổ truyền, những chiếc áo dài cũng trở thành một hình đẹp theo chân các bà, các mẹ, các chị đi lễ chùa, đi chúc mừng nămmới. Trong nhịp sống bận rộn hôm nay, việc sử dụng trang phục áo dài có chút nhược điểm nhất định so với một số trang phục hiện đại khác, đặc biệt ở tâm lý ưa chuộng tính ứng dụng cao và sự thuận tiện. Nhưng dù có những biến đổi, chiếc áo dài vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào có được và thay thế được. Những năm gần đây, đội ngũ các họa sĩ, nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đã đem lại vẻ đẹpmới cho tà áo dài dân tộc. Áo dài được thời trang hóa với nhiều cách tân, sáng tạo táo bạo, kết hợp nét tinh hoa của văn hóa truyền thống với yếu tố thời tranghiệnđại.Trên cơ sở kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, các nhà thiết kế đã đưa thêm nhiều chất liệumới và thổi vàođó vẻ đẹpmới, hiệnđại như thêu, vẽ họa tiết trang trí, điểm xuyết hoa văn từ các trang phục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, lấy họa tiết từ trống đồng, các linh vật như long, ly, quy, phượng, phố cổ Hà Nội, các loài hoa... Nhờ thế, không chỉ là trang phục truyền thống của dân tộc, áo dài còn theo chân phụ nữ Việt Nam đi khắp thế giới, trở thành hình ảnh đặc biệt trong ngoại giao văn hóa, kết nối Việt Nam và thế giới. Nỗ lực gìn giữ và tôn vinh tà áo dài Việt Nam chính là từng bước đi để xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận loại trang phục này và những giá trị kèm theo nó là Di sảnVăn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo PGS.TS văn hóa Bùi Hoài Sơn, áodài gắnbóvới đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụnữViệt. Nét đặc trưng của áo dài được thể hiện ở tính phổ cập trong đời sống xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục. Người dân có thểmặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau như đi học, đi làm, đi chơi, đi chùa, đi lễ nhà thờ, dự tiệc hay vào các dịp lễ Tết, sự kiện văn hóa-xã hội quan trọng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại. Trải quacácgiai đoạnphát triển với những cải biến, cách tân, sử dụng ngày càng đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn… chiếc áo dài Việt Nam đang cho thấy sức sống mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. n Sức sống bền bỉ của áo dài Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những cải biến, cách tân…chiếc áo dài Việt Namvẫn luôn gắn bó và có sức sốngmạnhmẽ trong đời sống hiện đại. HẢI THANH Ảnhminhhọa. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục. Người dân có thể mặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau như đi học, đi làm, đi chơi... Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại. PGS.TS Bùi Hoài Sơn

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==