Ngày Nay số 368

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… Trườnghợpnói trên chỉ là phần nổi của làn sóng nhốn nháo, nhiều tai tiếng của các cá nhân sáng tạo nội dung trênmạng xã hội. Phần đông công chúng đều cho rằng nên có những biện pháp xử lý mạnh tay với những nội dung tiêu cực trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết hiện tượng nhiều cá nhân sáng tạo nội dung có hành vi lố lăng, phản cảm là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành giải trí. Ông cho rằng phần lớn những người sử dụng chiêu trò là để thu hút sự chú ý của công chúng, từ đó tạo ra sự lan tỏa thông tin, thảo luận trên mạng xã hội, giúp các sự kiện đạt được mục tiêu quảng bá, tăng độ nhận diện với công chúng. Những vấn đề bất thường, kỳ lạ, gây sốc dễ nhận được sự quan tâm, hiếu kỳ của cộng đồng. Nhiều người dựa vào đặc điểm này để câu view, câu like, share, tăng tính tương tác đối với trang thông tin của mình, từ đó họ thấy mình trở nên quan trọng hơn trên không gian mạng và có thể có những lợi ích kinh tế từ việc thu hút nhiều người xem. “Khi các tin tứcnhậnđược nhiều sự quan tâm, chia sẻ sẽ hình thành những đánh giá, nhận xét, thậmchí cả dư luận xã hội. Đó là những gì chúng ta thấy gần đây đã khiến cơ quan điều tra phải vào cuộc, thậm chí đã khởi tố một số trường hợp”, ông Bùi Hoài Sơn nói. Bắt nạt kỹ thuật số Bắt nạt kỹ thuật số cũng là một vấn nạn xuất hiện cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Hành NgườiViệt đangdànhgần7 tiếngmỗi ngàyđể…online. Cơhội đi kèmvới hệ lụy trong lĩnhvực sáng tạonội dung số. vi này biểu hiện cho tình trạng thiếu văn minh, tạo môi trường tiêu cực trên không gian mạng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới thực. Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, mạng xã hội cho phép ta kết nối rộng hơn nhưng nó cũng có thể tạo ra sự cô lập, khuyến khích và trao quyền cho những kẻ bắt nạt kỹ thuật số. Bắt nạt kỹ thuật số là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, ởbất kỳđâu.Một bức ảnh trên trang cá nhân, một dòng trạng thái hay một dòng nhắn tin không phù hợp với quan điểm cũng có thể trở thành công cụ khiến người đăng tải bị tấn công trên các kênh truyền thông xã hội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, mạng xã hội có thể đẩy cảm xúc cá nhân đi nhanh hơn bao giờ hết khiến nhiều người bị cuốn vào vòng tranh cãi không hồi kết. Chính vì thế, cần lên án những hành vi thiếu vănminh này để không chỉ trả lại sự trong lành cho môi trường mạng, mà còn cho cả xã hội. Luật pháp chỉ nên là công cụ cuối cùng để xử lý những việc làmsai trái, ngôn từphản cảm, hành động lệch chuẩn trên mạng xã hội. Nhận thức củamỗi người sử dụng vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành văn minh ứng xử trênmạng xã hội. Cần hình thành nên môi trường văn hóa trong việc sử dụng mạng xã hội, ở đó, những người có ý định làm sai cũng không thể làm sai trên môi trường trong sạch này. Dựa trên kết quả điều tra về Chỉ số văn minh trên không gian mạng thông qua khảo sát trải nghiệm của người dùng với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực của Microsoft cho thấy, Việt Nam là một trong 5 nước có Chỉ số văn minh Internet thấp nhất trong số 25 nước được khảo sát. Bên cạnh đó, báo cáo về rủi ro của trẻ em trong thế giới số của UNICEF cũng ghi nhận cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng, đáng lo ngại 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. n “Trực tuyến” hay “đang ở trên mạng” 24/7 đã trở thành tiêu chuẩn mới đối với thế hệ trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc họ không tắt điện thoại thông minh kể cả lúc đi ngủ và liên tục kiểm tra điện thoại. Một trong những lý do thúc đẩy người sử dụng điện thoại thông minh trẻ tuổi làm vậy chính là mạng xã hội. PGS.TS Bùi Thu Hương NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==