Ngày Nay số 368

Dùng Deepfake giả danh công an Trong năm 2023, công nghệ Deepfake dựa trên trí thông minh nhân tạo đã trở nên hết sức phổ biến, thậm chí gây lo ngại về việc mất kiểmsoát. Trước Deepfake, rất nhiều ứng dụng chụp ảnh tĩnh cho phép người dùng có thể chụp ảnh dưới hình dáng của các nhân vật hoạt hình hoặc siêu sao. Deepfake là một cải tiến mới thay vì chỉ có ảnh tĩnh thì nhân vật được chế tạo từ Deepfake sống động hơn, hấp dẫn hơn, có thể có những phahànhđộng, diễnxuất như thật, thậm chí có cả giọng nói khớp với từng khuônmặt. Cũng trong năm qua, đã có một làn sóng các vụ lừa đảo lợi dụng các ứng dụng Deepfake để làm ra những clip có nội dung lừa đảo, mạo danh. Nhiều người đã bị mất tiền do tưởng là người thân, đồng nghiệp, lãnh đạo gọi chomìnhyêucầuchuyểnmột khoản tiền cho họ. Trao đổi với Ngày Nay, ông Trần Chí Dũng (63 tuổi, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc trước chuyện xảy ra với con gái mình, chị Bích Thủy, nạn nhân của một đường dây lừa đảo qua hình thức gọi điện thoại giả danh. Theo ông Dũng, con gái mình vốn là người có học thức, định cư cùng chồng con tại nước ngoài, trước khi trở về Việt Nam cách đây một năm. Do đặc thù công việc kinh doanh trực tuyến, nên chị Thủy luôn đăng công khai số điện thoại cá nhân lên mạng và phải trả lời các số lạ. Đây chính là kẽ hở để những kẻ gian lợi dụng và lựa chọn“conmồi”. Có những lần người lạ gọi tới, chị Thủy nghe ở đầu dây bên kia xưng là “công an”, nhưng nhờ cảnh giác nên đã lập tức cúp máy. Thế nhưng chỉ một lầnmất cảnh giác, chị Thủy đã sập bẫy lừa đảo. “Lần này, họ gọi tới với thủ đoạn xưng danh là nhân viên bưu điện”, ông Dũng kể. “Có lẽ lúc đó do đang bế con nhỏ khi nghe điện thoại, nên con gái tôi bị rối trí”. Cuộc gọi đầu tiên là một phụ nữ xưng danh là người của phía bưu điện. Sau khi hỏi rõ tên tuổi, người này nói chị Thủy đã gửi một kiện hàng cho người lạ. Dù đã phủ nhận, nhưng chị Thủy giật mình khi nghe tin “kiện hàng” chứa chất cấm nên phía công an muốn điều tra do bưu kiện có tên của chị và người lạ. “Người phụ nữ dặn con gái tôi ghi lại số bưu kiện và tênngười nhận, nếubêncông an gọi thì trả lời cho họ”, ông Dũng cho biết. Ngay sau đó, “nhân viên bưu điện” này lập tức kết nối máy sang cho phía công an. Trước màn hình điện thoại, chị Thủy nhìn thấy một người đàn ông trung tuổi mặc cảnh phục, phía sau lưng là khung cảnh văn phòng có nhiều “Quyết định điều tra” có tên tuổi của mình. Đến bước này, người lạ mặt cho biết do vụ việc xảy ra tại Thành phố Đà Nẵng, nênchịThủyphải tới đó và chịu tạmgiữ trong vòng 36 ngày để điều tra. Nếu không muốn bị tạm giữ, chị sẽ phải làm theo các hướng dẫn. “Kẻ này đề nghị con gái tôi không được nói với ai về sự việc này với lý do bảo mật nhằm tránh gây nguy hiểm cho người thân”, ông Dũng nói. Để chứng minh bản thân mình “vô tội” và tài khoản ngân hàng của mình không thuộc diện “rửa tiền”, chị Thủy người mặc đồng phục công an đang làmviệc. Người đàn ông này hỏi lại thông tin như phía“bưu điện” đã cung cấp và lại cho biết có một tài khoản ngân hàng khác đứng tên chị Thủy đang có 2 tỷ đồng và thuộc trường hợp“nghi rửa tiền”. Người này lên giọng đề nghị chị hỗ trợ hợp tác điều tra. Để chứng minh những gì họ nói là đúng, người đàn ông kia gửi cho chị Thủy một đường link, khi ấn vào sẽ hiện lên giao diện giống trang chủ Bộ Công an. Thậm chí, chị còn nhìn thấy hình ảnh văn bản HUYVŨ Tốc độ phát triển của công nghệ và mạng xã hội đang khiến một bộ phận người dùng bị lạc vào “ma trận” cập nhật. Nếu không đủ tỉnh táo và nhận thức để bắt kịp các xu hướng, nhiều người sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo trực tuyến. được người xưng là “công an” kia hướng dẫn gửi 3 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân. Hồi tưởng lại, chịThủy cho biết khi đó người này không không hề hỏi thông tin tài khoản ngân hàng, nhưng trước đó việc ấn vào đường link chứa mã độc khiến kẻ gian xâm nhập được vào tài khoản ngân hàng. Sau đó, người đàn ông yêu cầu chị nghiêng mặt vào màn hình camera để lấy Face ID (công cụ bảo mật bằng nhận diện khuônmặt). Khi đến bước này, kẻ gian đề nghị chị Thủy thoát ra khỏi ứng dụng ngân hàng. Ngay sau đó, chị nhận ra toàn bộ tiền trong tài khoản của mình đã bị gửi tới 13 tài khoản khác. Do là ngày nghỉ, nên chị Thủy không thể ra ngân hàng làm giấy chứng nhận bị lừa đảo mà chỉ có thể khóa tài khoản trước khi ra cơ quan công an để trình báo sự việc. “Bình thường tôi rất cảnh giác, nhưng khi trò chuyện với những người lạ mặt này, có cảm giác bản thân bị thôi miên và chỉ biết làm theo những gì họ chỉ dẫn”, chị Thủy kể lại. “Ma trận” lừa đảo từ công nghệ NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==