Ngày Nay số 371

Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 năm gần đây, mức độ hạ thấp lòng dẫn sông Hồng đã đạt ngưỡng cảnh báo, có nơi từ 4-6m (tại Sơn Tây) khiến nhiều công trình lấy nước của Hà Nội không thể vận hành. Trước đây, cần duy trì dòng chảy về hạ du khoảng 1.200m3/s - 1.500m3/s, thế nhưng giờ đây, phải duy trì lưu lượng khoảng trên 3.000m3/s mới đủ đầu nước để lấy vào các hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước. Bên cạnh đó, do phụ thuộc vào nguồn nước từ các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ, Việt Nam vẫn ở vào tình thế bị động trong công tác giữ nước, quản lý nước, phân phối và điều tiết nước. Nguồn nước nội sinh của chúng ta hiện chỉ đạt khoảng 4.200m3/ người/năm, thấphơnđáng kể so với mức trung bình của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là 4.900m3/người/ năm. Trong khi đó, nguồn nước sản sinh từ các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông Mekong đã chiếm đến 90,1% và sông Hồng chiếm 38,5% tổng lượngnước chảy trêncác con sông này. Bởi vậy, trong rất nhiều vấnđềcấpbáchhiệnnay, hạn hán, thiếu nước có lẽ đang được xem là câu chuyện căng thẳng nhất, khi mà lượng nước từ thượng nguồn chảy về ngày càng hạn chế và rất thất thường. Đơn cử như tại Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của cả nước, đồng thời cũng nguồn cung cấp trái cây, thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực. Hiện đồng bằng này có gần 2 triệu ha đất phèn, cần sử dụng nước để ém phèn, chống xâm nhập mặn. Nếu không có nước, không loại cây hay hạt giống nào có thể sống được ở đất này, và khi đó Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ là đồng bằng“chết”. Kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế đã chỉ rõ, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành ở các quốc gia phía trên thượng nguồn, Việt Nam sẽ phải chịu nhiều bất lợi kéo theo. Đến năm 2040, cơ quan này dự báo thức trên, đâu là vấn đề nghiêmtrọnghơn? - Một bộ phận có lẽ tin rằng biến đổi khí hậu chính là trở ngại lớn nhất cho việc đảmbảoanninhnguồnnước. Thế nhưng cần nhớ rằng, xét về bản chất, biến đổi khí hậu chính là hệ quả từ những việc làm, hànhđộngcủaconngười đến môi trường tự nhiên. Đa số các nhà khoa học, chuyên gia, học giả đều nghiêng về nhận định cho rằng dòng chảy từ thượng nguồn mới chính là bài toàn lớn cho việc đảmbảo an ninh nguồn nước tại Việt Nam. Suy thoái nguồn nước ngày càng trầm trọng Ông có thể nói rõ hơn về thực trạng an ninh nguồn nước tại Việt Namhiệnnay? - Dù xác định đảm bảo an ninh nguồn nước là một căng thẳng nhất nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, song việc triển khai trên thực tế của chúng ta còn rất nhiều hạn chế. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong các năm 2013, 2016 và 2020, an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam chỉ đạt mức bảo đảm 2/5, vẫn còn ở ngưỡng khá thấp, trong khi đó, con số này ở Indonesia là 3/5, còn ở Hàn Quốc và Australia là 4/5. Xét về chất lượng nước, cả nước mặt và nước ngầm, cũng như hệ thống thuỷ lợi trên toàn quốc đều đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, và đời sống sinh hoạt của người dân. Chưa kể đến, ở nhiều đô thị lớn, tình trạng khai thác vượt mức nguồn nước dưới đất cũng khiến cho mực nước ngầm bị suy giảm liên tục và chưa có biểu hiện phục hồi. Vấn đề suy thoái nguồn nước diễn ra ngày càng trầm trọng tại một số đoạn sông trên lưu vực sông Cầu (sông Ngũ Huyện Khê), sông Nhuệ - Đáy, sông Hồng (hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải), sông Vu Gia - Thu Bồn,... Những lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ sụt giảm 97%. Trước tình hình trên, đâu lànhữnggiải pháphiệuquả để Việt Nam sớm đảm bảo được an ninh nguồn nước một cách bền vững, thưa ông? - Khi tính đến các giải pháp, ưu tiên hàng đầu bao giờ cũng cần tập trung nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh nguồn nước, đập, hồ chứa nước. Đây sẽ là bước đi tiền đề nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đặc biệt này. Ngoài ra, cần bổ sung các cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch về tài nguyên nước, đồng thời tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp nhằm sớm đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước. Việc trữ nước như thế nào, bảo vệ rừng đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy ra sao phải được nghiên cứu cụ thể, tất cả các ngành, bộ phận trong xã hội cần có sự đồng tâm hiệp lực triển khai. Tuy nhiên, không chỉ chú trọngđếnviệcbảođảm,dựtrữ nguồn nước và cải thiện chất lượng nguồn nước, mà chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơnđến công tác quản lýphía trên. Đây là một giải pháp vô cùng quan trọng trong bức tranh tổng thế, khi mà quản lý nhà nước về ngành nước hiện vẫn còn chồng chéo giữa các bộ ngành và chưa được quy vềmột mối. Bên cạnh đó, là một quốc gia phụ thuộc vào nguồn nước ngoại sinh, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia láng giềng và trong khu vực nhằm đảm bảo được an ninh nguồn nước nội địa. Trong đó, chúng ta cần đặc biệt thúc đẩy hợp tác với các quốc gia nằm ở thượng nguồn các con sông gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia. Xin cảmơnông! Lưuvực sôngĐồngNai. NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==