Ngày Nay số 371

Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 Thời kỳ cao điểm khô hạn ở Lâm Đồng Hồ Đan Kia - Suối Vàng là nơi cung cấp nguồn nước cho các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt, phục vụ TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Nhiều tháng qua, tỉnh Lâm Đồng không có mưa khiến mực nước tại hồ Đan Kia - Suối Vàng đang ngày càng cạn kiệt. Tại khu vực thượng nguồn của hồ nước này, hạn hán đã khiến mặt hồ giảm 2-3m hiện ra phần đáy và rác thải nông nghiệp, sinh hoạt. Hiện, lòng hồ đã trơ đáy, nứt nẻ. Nhiều người dân có thể chạy xe máy trên lòng hồ đã khô hạn, nứt nẻ mà không bị sụt lún. Người dân canh tác nông nghiệp phải đầu tư thêm ống dẫn nước, vận chuyển máy bơm ra giữa lòng hồ để bơm hút nước tưới tiêu. Tình trạng hạn hán kéo dài khiến nguồn nước ở hồ Suối Vàng giảm mạnh, nguy cơ đe dọa trực tiếp tới nước sinh hoạt của TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Đang vào thời kỳ cao điểm khô hạn ở Lâm Đồng, dọc Quốc lộ 20, đoạn qua xã Đại Lào và Lộc Châu, TP Bảo Lộc các hộ dân đang rơi vào tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt. Do nguồn nước bị thiếu hụt nên người dân phải đi xinhoặcmua nước nơi khác về dùng hoặc sử dụng nước giếng khoan. Trong khi đó, hệ thốngnướcmáy chưađưa vào sử dụng ổn định nên người dân không cónước hoặc thiếu nước sinh hoạt, một số nơi phải đimuanước từxebồnvới giá khá cao, ảnh hưởng rất lớn đếnđời sống của nhândân. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng thôn 3 (xã Đại Lào) cho biết, hơn 150 hộ dân trong thônđangbị thiếunước sinh hoạt. Hầu hết các hộ sử dụng nước giếng đào, đang cao điểm khô hạn, nguồn nước bị thiếu hụt nên bà con phải đi xin hoặcmua nước nơi khác về dùng. Những cây khôkhẳngkhiu in trênnền trời vì khát nước. Người dân trữnước đểđối phó với đợt nắngnóng. Hiện nay, người dân vẫn phụ thuộc vào các aohồ, sông suối để lấy nước tưới vườn, rẫy thì nay nguồn nước này gần như cạn kiệt. Tại thôn 3, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), nhiều vườn cây trồng khô hạn do không có đủ nước để tưới tiêu, một số vùng sản xuất nông nghiệp thiếu nước tưới, người dân đang dốc sức chống hạn. Gia đình bà Trần Thị Xuyến (thôn 3, xã Đại Lào) trồng 3 sào cà phê nhưng do tình trạng thiếu nước nên từ trong Tết, gia đình bà không cónước tưới cây. Dùnhậndịch vụ tưới vườn với giá 250.000 đồng/giờ đồng hồ, nhưng vợ chồng bà cũng không dám nhận vào thời điểm này do thiếu nước. “Mọi năm cũng xảy ra nắng hạn, tuy nhiên, năm nay nặng hơn mọi năm. Cây cối trong vườn héo khô, chúng tôi cũng không biết phải làm sao vì không có đủ nước để tưới. Dù được trả tiền công tưới thuê cao nhưng chúng tôi cũng không đủ nguồn nước mà tưới”, bà Trần Thị Xuyến nói. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, dung tích trữ trong các hồ thủy điện, thủy lợi lớn đến cuối tháng 12/2023 còn khoảng 90% so với thiết kế, mực nước trong hồ thủy lợi phổ biến thấp hơn so với mực nước dâng bình thường từ khoảng 0,1 đến gần 1m, đối với các hồ thủy điện thấp hơn từ 0,2 đến gần 3m. Căn cứ dự báo, cảnh báo thời tiết, thủy văn thời hạn mùa của tỉnh Lâm Đồng; trên cơ sở báo cáo của các địa phương, đơn vị thì hiện nay các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn có thể đáp ứng nhu cầu cấp nước. Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu xuất hiện tình hình nắng nóng kéo dài, hạn hán có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Để chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán thiếu nước mùa khô năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh. n NGAYNAY.VN 13 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==