Ngày Nay số 371

NGAYNAY.VN 14 CHUYÊNĐỀ Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 Mất mùa, mất cả giá Phòng trưng bày Hoàng gia Saint-Hubert ở Phố cổ Brussels (Bỉ) luôn là một nơi ồn ào. Đứng ở đây, người ta có thể bắt gặp các tín đồ thời trang mê mẩn xa xỉ phẩm, các gia đình lặng lẽ ăn bánh quế dưới mái vòm từ thế kỷ 19. Nhưng chính mùi hương ngọt ngào mới là điểm nhấn của nơi đây. Mùi chocolate lan tỏa ra khỏi các cửa hàng, nơi thựckhách tựnguyệnbỏ ra50 euro (1,3 triệu đồng) chomón bánh kemhấp dẫn. Géraldine Sac, quản lý của Les Délices du Roy, một cửa hàng bán đồ tráng miệng, quả quyết nói: “Giá nguyên liệu hiện đang cao. Tôi không hiểu tại sao mọi người vẫn đổ xômua đồ ngọt”. Chỉ cách lễ Valentine năm nay một tuần, giá ca cao trên sàn niêm yết NewYork đã lên tới 5.874 USD/tấn. Cho tới Lễ Phục sinh, giá ca cao tiếp tục tăng phi mã lên tới 10.080 USD/tấn - tăng khoảng 135% kể từ đầu nămđến nay. Người dân châu Âu chưa khi nào phải bỏ nhiều tiền tới vậy để thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt. Từ Scotland ở phía bắc, đến đảo Sicily phía nam, người tiêu dùng đang trả nhiều hơn tới 50% cho các mặt hàng chocolate so với nămngoái. Đối với Désiré Adon, các cửa hàng thời trang ở Bỉ nằm ngoài thế giới của họ. Người nông dân trồng ca cao đến từ Bờ Biển Ngà chỉ kiếm được 1.000 franc Trung Phi (CFA), tương đương 40 nghìn đồng cho mỗi cân hạt họ bán. Vụ thu hoạch ca cao năm nay chưa bao giờ khiến họ tuyệt vọng tới vậy. “Thật là khốn khổ”, Désiré Adon chia sẻ từ khu vườn của ông ở phía bắc thủ đô Abidjan. El Nino đem tới những cơn mưa trái mùa trút xuống vườn ca cao không thương tiếc. Rồi sâu bệnh theo sau, tàn phá mùa màng của người nông dân. Thiên tai khiến Adon không đủ tiền mua phân bón hoặc thuốc trừ sâu cho những gốc cây cằn cỗi củamình. Cuộc khủng hoảng ca cao ở Tây Phi đã làm giảm 1/10 nguồn cung ca cao toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Các nhà máy chế biến ở Bờ Biển Ngà và nước láng giềng Ghana đang cạn kiệt hạt để làmbơ và rượu ca cao, những thành phần chính trong chocolate. Tình trạng mất mùa, tăng giá nguyên liệu đã làm chệch hướng thị trường ca cao toàn cầu. Giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, ca cao được người nông dân bán lại cho các thương lái địa phương, nhữngngười này sau đó“sang tay”cho các nhàmáy chế biến hoặc thương nhân quốc tế. và cuộc khủng hoảng Các đầu nậu thu mua, nhà sản xuất và nhà bán lẻ đều đổ lỗi cho nhau về mức giá kỷ lục lên tới 10.000 USD/tấn của hạt ca cao. Giá cacao tăng chóng mặt nhưng người nông dân không thấy vui. Hiện tượng El Nino đang khiến họ rơi nước mắt. cho mỗi cân hạt ca cao nông dân thu hoạch. Tuy nhiên, trong thời buổi khủng hoảng như năm nay, quy trình này đã bị xô lệch. Các đại lý địa phương thường trả cho nông dân một khoản phí bảo hiểm so với giá hạn ngạch tại trang trại để có được hạt. Sau đó, các đại lý bán hạt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn thay vì bán theo giá thỏa thuận trước. Dù giá nguyên liệu tăng, những nông dân như Adon không thấy bất kỳ khoản tiền nào đổ vào túi mình. Tỷ lệ 1.000 CFA mỗi kg ca cao của họ được một doanh nghiệp nhà nước đặt ra hai lần mỗi năm, đảm bảo giá sàn khi thị trường đi xuống, nhưng cũng giới hạn thu nhập của họ trong thời kỳ bội thu. Ghana và Bờ Biển Ngà đang cố gắng thay đổi điều đó bằng cách tạo ra một tổ chức kiểu OPEC, nhưng các “ông lớn” trong nhiều năm đã từ chối trả thêm tiền cho các nước sản xuất. Đứng nhìn khung cảnh hoang tàn của trang trại ca cao cũng đủ khiến Janet Gyamfi suy sụp. Chỉ tính riêng năm ngoái, khu đất rộng 27 ha ở phía tây Ghana này được phủ gần 6.000 cây ca cao. Còn giờ, chỉ còn lại chưa đầy một chục ha. Từ những mắt xích này, hạt ca cao hoặc các sản phẩm như bơ, bột và chất lỏng được bán lại cho những ”gã khổng lồ”chocolate toàn cầu như Nestle, Hershey và Mondelez. Thông thường, thị trường ca caođược quản lý bằngmột quy trình chặt chẽ: Thương nhânvànhà chếbiếnmuahạt từ các đại lý địa phương trước tối đa 1 năm với mức giá đã thỏa thuận trước. Nhà nước thường quy định giá sàn thấp Nhữngviên chocolatenhỏ béđangdần trởnênđắt đỏ. Ảnh: AFP NôngdânBờBiểnNgà lọc hạt ca cao. Ảnh: Reuters El Nino BẮC HIỆP (dịch và tổng hợp) Ở Indonesia, biến đổi khí hậu đang làm giảm năng suất khoảng 50%, dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 666 USD/ha, ảnh hưởng tới một triệu ha. Bà Daroci

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==