Ngày Nay số 371

NGAYNAY.VN 15 CHUYÊNĐỀ Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 ca cao “Trang trại này là phương tiện sinh tồn duy nhất của tôi”, Gyamfi cất tiếng khi nướcmắt chảy dài trên má. “Tôi đã định để lại nó cho các con tôi”. Nếu như trước đây, nông dân chỉ cần chặt thêm rừng để mở rộng đất canh tác nhằm bù đắp cho tình trạng mất mùa. Giờ đây, họ không thể làm theo cách cũ, bởi các nước EU đe dọa sẽ tẩy chay các nguồn nguyên liệu gây tổn hại môi trường. Theo trang Climate.gov, khi nhiệt độ tăngcaovàonăm 2050, ngày càng có nhiều khu vực trồng ca cao bị thu hẹp, người nông dân có thể buộc phải canh tác trên các vùng đất cao hơn. Bà Kerry Daroci, người đứng đầu ngành ca cao tại tổ chức bảo vệ rừng nhiệt đới Rainforest Alliance, cho biết: “Nông dân trồng ca cao phải đối mặt với những quyết định quan trọng. Họ có thể bắt đầu tìm đến những vùng đất cao hơn, nơi thời tiết thuận lợi hơn cho việc trồng ca cao hoặc một số có thể quyết định bỏ trồng ca cao”. Thiệt hại tài chính của El Nino và biến đổi khí hậu vẫn chưa được xác định rõ ràng đối với các nước như Bờ Biển Ngà, Ghana hay Indonesia. Tuy nhiên, vì lợi nhuận từ ca caochiếm70 - 100%thunhập của người nông dân các nước này, nên bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ có tác động đáng kể đến sinh kế của họ. “Ở Indonesia, biến đổi khí hậu đang làmgiảmnăng suất khoảng 50%, dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 666 USD/ ha, ảnh hưởng tới một triệu ha”, bà Daroci nói. “Chúng ta đã đến thời điểm không thể giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu nữa”. Món đồ ngọt xa xỉ Giá ca cao tăng vọt làm dấy lênquanngại về tácđộng dây chuyền có thể khiến giá các mặt hàng đồ ngọt tăng theo, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đang chật vật đối phó với lạmphát. Mới đây, tập đoàn thực phẩm và đồ uống Nestle của Thụy Sĩ thông báo doanh số bán hàng của hãng trong năm 2023 sụt giảm sau khi hãng quyết định tăng giá thành sản phẩm thêm 7,5% do chi phí nguyên liệu sản xuất tăng. Đốimặtvới sựtănggiáđột ngột và triển vọng xu hướng này vẫn tiếp tục, các nhà sản xuất đồ ngọt phải tăng cường sự sáng tạo của họ. DịpLễPhục sinhnămnay, một số nhà sản xuất đã quyết định tăng giá trứng, trong khi những nhà sản xuất khác lại chọn sản xuất trứng Phục sinh không có chocolate. Theo ông Ole Hansen, một nhà phân tích của ngân hàngSaxobank tại ĐanMạch, thường thì cần từ 6 đến 12 tháng để những biến động giá như vậy được đưa vào giá bán lẻ sản phẩm, nhưng ông cho rằng người tiêu dùng nên chuẩn bị cho sự tăng giá của chocolate. Chocolate đang trở thành sản phẩm xa xỉ mới và các nhà sản xuất dự đoán giá của các sản phẩm sẽ tăng để đáp ứng với mức tănggiá đáng kể này của ca cao. Công ty Hershey (sở hữu thương hiệu Kit Kat) là một trong những nhà chiến lược tiếp thị thích thúc đẩy các món ăn ngọt lễ Phục Sinh không có chocolate. Hershey cung cấp nhiều hơn các món ngọt không có cacao đến các nhà bán lẻ vào dịp Phục Sinh. Tuy nhiên, nếu một số công thức không có ca cao được đưa ra cho người tiêu dùng, các công thức khác lại nổi lên nhờ sự tăng trưởng uy tín của ca cao. Càng đắt đỏ, càng trở thành sản phẩm cao cấp, và công ty Mondelez đã nhận ra điều này. Simon Crowther, giám đốc marketing của Mondelez tại Vương quốc Anh, cho biết nhà sản xuất bánh quy Oreo đã giới thiệu dòng sản phẩm mới “bánh trứng Phục sinh cao cấp” và một dòng sản phẩm đặc biệt“Trứng Phục sinh cao cấp” dành cho người tiêu dùng có thể sẵn lòng chi tiền cho chocolate. Theo người phát ngôn của Mondelez, do chi phí nguyên liệu thô (cacao và đường) tăng, công ty sẽ xem xét không chỉ tănggiámà còn “thay đổi đơn vị trọng lượng” chocolate củamình. Các nhà sản xuất chocolate lớn đã tự bảo vệ mình đầy đủ trước tình trạng giá ca cao tăng cao. Theo ông Thierry Noesen, thuộc thương hiệu chocolate Belvas của Bỉ, những doanh nghiệp nhỏ sẽ cảm nhận được hậu quả. Chẳnghạnnhưdoanhnghiệp của ông cần 600 tấn ca cao mỗi năm. Ông Thierry Noesen cho biết chỉ các công tynhỏbị ảnh hưởng. “Vào cuối năm ngoái, giáđã tăng10-15%. Bâygiờ rõ ràng làhoảng loạn”, vị CEOcủa Belvas nhận định. Các nhà sản xuất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc điều chỉnh giá cả, dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. “Việc thực hiện các dự án mới còn khó khăn hơn đối với chúng tôi. Mặt khác, có lẽ chúng ta đang phải trả giá thực sự cho chocolate”, ông Noesen chỉ ra. Than thở với tờ Politico, Géraldine Sac, quản lý cửa hàng tráng miệng Les Délices du Roy ở Brussels, cho rằng dù ai là “thủ phạm” đứng sau cuộc khủng hoảng ca cao, thì người tiêu dùng cuối cùng vẫn là người phải trả tiền. “Chocolate hiện đang trở thành một sản phẩm xa xỉ”, Sac nói.n Janet Gyamfi rơi nướcmắt khi nhìn trang trại ca cao của mìnhbị thiên tai vàdịch bệnh tànphá. Ảnh: Reuters TổchứcCacao Quốc tế (ICCO) dựkiếnsản lượngcacao toàncầusẽ giảm10,9% xuốngcòn4,45 triệu tấn trong mùa thuhoạch nămnay.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==