Ngày Nay số 371

Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 THANH HÀ Vào dịp rằm tháng 2 hàng năm, cộng đồng người Thái tại Mường Sang, Mộc Châu (Sơn La) lại tổ chức Lễ hội Cầu mưa - một hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Thái trắng. Ngay sau khi kết thúc phần lễ cầu mưa, để tỏ lòng thành kính với “Mường trời” và vui mừng khi ông Then đã đồng ý cho mưa xuống, những người tham gia lễ hội cùng du khách hòa nhịp vào tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng trong vòng xòe đoàn kết. Lễ hội cầu mưa cũng như các lễ hội khác của dân tộc Thái ở Mộc Châu đã được huyện phục dựng, đồng thời tuyên truyền cho người dân tiếp tục duy trì và phát huy. Huyện đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận lễ hội cầu mưa là di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và tạo sản phẩm du lịch đa dạng độc đáo thu hút đông đảo du khách đến với Mộc Châu. Ngày 21/2, Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 392/QĐBVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó Lễ hội Cầu mưa của người Thái, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễhội Cầumưađượccông nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấpQuốc gia sẽ góp phần bảo tồnvàphát huygiá trị văn hóa đồng bào dân tộc Thái. Đồng thời, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến với Mộc Châu. Lễhội Cầumưađược côngnhận làDi sảnvăn hoáphi vật thể cấpQuốc giasẽgópphầnbảo tồn vàphát huygiá trị văn hóađồngbàodân tộc Thái. Đồng thời, tạosản phẩmdu lịchhấpdẫn đối với dukhách. Lễ hội Cầu mưa - Tín ngưỡng thiêng liêng của người Thái Xưa kia, tại vùng Tây Bắc đã truyền tụng câu nói: “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”. Từ đó có thể thấy, nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái, trở thành chủ thể chính trong nhiều lễ hội truyền thống. Một trong số đó phải kể đến lễ hội cầumưa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm. Đối với người Thái ở Mường Sang (Mộc Châu), lễ hội Cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm. Trước ngày tổ chức lễ hội 1 tháng, mọi người đã chuẩn bị chu đáo đồ cúng lễ là những sản vật gắn với đời sống thường ngày như: cơm lam, cá xông khói, gà luộc, gạo nếp, trứng gà, măng đắng... Đặc biệt không thể thiếu là cây vạn vật được trang trí bằng các con chim, con ve đan bằng nan; bên cạnh là những lồng nan đựng trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai và sản vật địa phương… Bà con quan niệmđây là cách để thể hiện tấm lòng thành kính của dân bản với trời đất, thần linh. Ngay từ sáng sớm của ngày làm lễ, sau khi thực hiện xong các nghi thức xin thần đất để tổ chức nghi lễ tại một địa điểm đã được lựa chọn trước, thầy cúng và đại diện nam nữ của bản mặc những bộ trang phục truyền thống mới nhất, sẽ rước cây vạn vật. Người gõ chiêng, người đánh trống, mang theo ống tre để nước, đi dọc theo con đường liên bản múa điệu múa truyền thống cùng chiếc khăn piêu với tâm trạng háo hức và vui mừng. Ðoàn người vừa đi vừa gọi cửa từng gia đình để rủ nhau đi lễ hội. Sau cùng, đoàn người cùng nhau đến mó nước đầu nguồn để làm lễ xin nước về tổ chức cho lễ hội. Nghi thức lễ hội cầu mưa được thầy cúng đảm nhiệm và mọi người tập trung lại cùng cầu nguyện. Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa; cầu xin ông trời ban mưa xuống cho ruộng đồng, cây cối tốt tươi. Kết thúc bài cúng, ông Then sẽ tuyên bố ban nước cho dân làng, để bà con có một nămmưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 20 DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==