Ngày Nay số 371

7 UNESCO Số371 - ThứNăm, ngày4/4/2024 Tại Hội nghị quốc tế “UNESCO phi chính phủ với văn hóa doanh nghiệp thúcđẩy tương lai bền vững”vừa được Liên hiệp các Hội UNESCOViệt Nam tổ chức, PV Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện bên lề với bà Tống Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản. Với 33 năm tại Nhật Bản, bà Tống Kim Giao chia sẻ, bà được thử thách qua nhiều công việc khác nhau như dạy học, bán hàng online, làmdulịch,bánvémáybay, mở nhà hàng, tổ chức biểu diễn, xuất nhập khẩu, OEM-ODM, làm nhà phân phối, làm bất động sản, vận chuyển, mở drug store, mở thẩmmỹ viện… “Vì là người dẫn đường nên khó khăn nào tôi cũng đã trải qua. Nhưng chính những khó khăn đó lại càng cho tôi động lực để mang hết tâm tư nhiệt tình ra khai phá. Người Việt Nam giờ đến Nhật Bản đã nhiều, việc giao lưu từ văn hóa đến hàng hóa đã khác xưa rất nhiều, đời sống người Việt Nam bây giờ cũng đã nâng cao nên nhu cầu được dùng những sản phẩm tốt hơn để sống khỏe, sống đẹp trở thành nhu cầu của số đông… Chính vì thế, nhiệm vụ của những người làm nghề kết nối doanh thương Nhật Bản - Việt Nam ngày càng bận rộn hơn, đòi hỏi nỗ lực hơn để kịp đáp ứng giữa cung và cầu”, bà Giao cho biết. Như vậy sẽ giảm được chi phí nhân công và thuận lợi hơn cho doanh nghiêpViệt Nam. Thêm vào đó, hai lĩnh vực tại Nhật Bản dễ mang lại thành công nhất cho doanh nghiêp Việt Nam là nông nghiệp và công nghệ thông tin. Về nông nghiệp, Nhật Bản đang rất thiếu doanh nghiêp đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu lao động, nên doanh nghiêp Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực này. Về lĩnh vực công nghệ thông tin, đây không chỉ là lĩnh vực Nhật Bản đang có nhu cầu lớn mà còn là thế mạnh của nhiều doanh nghiêpViệt Nam. Trong thời gian tới, bên cạnh mở rộng mạng lưới doanh nghiệp hội viên chính thức tại Nhật Bản, bàGiao khẳng định, “Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản (VJBA) mong muốn phát triển các hội viên liên kết là doanh nghiệp tại Việt Nam trên toàn thế giới. Nhằm tạo môi trường kinh doanh thân thiện để khuyến khích sự trao đổi thông tin, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam tại Nhật Bản với doanh nghiệp trong nước và các nước khác”, Chủ tịch VJBA chia sẻ. n Cũng theo bà Giao, Bộ Tư pháp Nhật Bản mới đây đã công bố số lượng người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật với tổng cộng 2.961.969 người. Trong đó, Việt Nam xếp thứ hai với 476.346 người, tăng 43.412 người so với số liệu từ tháng 12/2021. Số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng lên đáng kể đã đưa đến nhiều cơ hội hợp tác cùng phát triển. Đó là kích cầu giao dịch giữa hai nước, giao thương đẩy mạnh, xuất nhập khẩu ổn định, cũng như tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp hai nước. Với tình hình hiện tại đồng JPY đanggiảmgiá, phầnnào tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư tại Nhật Bản từ những tập đoàn, doanh nghiệp lớn củaViệt Nam. Điển hình với thương vụ M&A đầu tiên của Tập đoàn FPT tại Nhật Bản. Đơn vị vừa công bố mua 100% vốn của Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC) - Công ty dịch vụ CNTT của Nhật Bản. Thương vụ này cho phép FPT tận dụng nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng của NAC trong các mảng tư vấn chiến lược, thiết kế cấu trúc, quy hoạch hệ thống công nghệ, thiết kế, phát triển và vận hành. NAC cũng sở hữu đội ngũ gần 300 kỹ sư chất lượng cao, nhiều người thuộc Top 40 thế giới về Salesforce, CRM… Bổ sung nguồn lực từ thương vụ này giúp FPT đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời, tiến gần tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản vào năm 2027 và có hơnmột nửa số nhân viên tại đây là người nước ngoài. Theo bà Tống Kim Giao, một đặc trưng của Nhật Bản là dân số đang già hóa rất nhanh. Vì thế, khi doanh nghiêp Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản, chi phí nhân công rất cao. Để giảm chi phí, các doanh nghiêp Việt Nam thay vì tuyển kỹ sư Nhật Bản làm việc thì nên đào tạo các kỹ sư Việt Nam biết tiếng Nhật sau đó sang làm việc tại Nhật Bản. Tương lai bền vững cho doanh nghiệp Việt ở đất nước mặt trời mọc Dưới góc nhìn của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, bà Tống Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản (VJBA) khẳng định:“Nhật Bản và Việt Nam gần gũi từ văn hóa, con người đến ẩm thực, tiềm năng hợp tác song phương vô cùng lớn”. X.ĐẠT Nhiệm vụ của những người làm nghề kết nối doanh thương Nhật Bản - Việt Nam ngày càng bận rộn hơn, đòi hỏi nỗ lực hơn để kịp đáp ứng giữa cung và cầu. Bà Tống Kim Giao BàTốngKimGiao tại hội nghị. NGAYNAY.VN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==