Ngày Nay số 374

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 chính quyền địa phương tạo điều kiện, mà hơn thế chúng tôi cảm nhận được sự đồng điệu với lối sống mà Urueña đang hướng đến, và mong muốn là một phần đóng góp vào quá trình xây dựng cộng đồng yêu văn học tại nơi đây”, bàTamara Crespo tâmsự. Tuy nhiên, theo ông Francisco Rodríguez, việc trở thành một trung tâm văn học hay một địa điểm du lịch sách cũng không giúp đảm bảo được rằng làng Urueña sẽ tiếp tục thu hút được nhiều cư dân mới chuyển đến. “Vấn đề nhân khẩu học, hiện tượng được gọi là “La España vacía” hay “Tây Ban Nha trống rỗng”, có lẽ sẽ tiếp tục là một thách thức sinh tồn của các vùng nông thônTây Ban Nha, trong đó có làng Urueña. Không chỉ cần nhiều người chuyển đến, mà chúng tôi còn cần thế hệ trẻ để tiếp nối cuộc sống tại mảnhđất này”, ôngRodríguez chỉ rõ. “Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, sách đã đem lại sức sống mới cho Urueña, giúp vùng đất của chúng tôi một lần nữa được tái sinh”. Theo số liệu từ Văn phòng du lịch Urueña, tính riêng trong năm 2021, ngôi làng này đã đón trên 19.000 lượt du khách đến tham quan, vượt xa con số của các điểm đến sầm uất khác tại Tây Ban Nha, ngay cả khi đang đại dịch COVID–19 đang bùng phát ở nhiều khu vực. Giới chức địa phương cho biết con số thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều, bởi số lượng lớn khách du lịch đến đến thăm ngôi làng trong ngày theo hình thức trải nghiệm “tự túc” nên rất khó thông kê. Ngoài phát triển hình thức du lịch sách và duy trì các cửa hiệu sách độc đáo, ngôi làng cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện văn học như lớp học thư pháp, biểu diễn sân khấu và thu được khoảng lợi nhuận lên đến 70.000 EUR/ “du lịch sách” năm từ các hoạt động này. Isaac García, một người dân gốc Urueña cho biết: “Trước đây, tôi đã từng có thời gian sống tại làng Hayon-Wye, thiên đường sách ở xứ Wales. Cũng kể từ ấy, tình yêu sách trong tôi ngày một lớn lên, tôi luôn hy vọng một ngày nào đó có thể trở thành chủ tiệm sách. Chính vì vậy, ngay khi biết Urueña đang chuyển mình thành một ngôi làng sách, tôi đã chớp lấy cơ hội, trở về quê hương và mở hiệu sách của riêng mình”. “Còn gì tuyệt vời hơn khi ÔngVíctor López-Bachiller, chủhiệu sáchPáramoở làngUrueña. Ông Isaac Garcíabên tronghiệu sách củamình tại làngUrueña. Máyđánh chữ cổđược trưngbày tại hiệu sáchPáramo. TâyBanNhahiện làmột trongnhững thị trường xuất bản sách lớnnhất châuÂu. chúng ta có thể thực hiện mơ ước ngay trên chính mảnh đất mình sinh ra. Chúng tôi không chỉ có cơ hội phát triển công việc kinh doanh tiệm sách, mà còn được sống trong một môi trường yên bình của vùng quê Urueña”, ông García, chủ một hiệu sách chuyên biệt về lĩnh vực điện ảnh tại Urueña chia sẻ. “Tất nhiên, so với Hay-on-Wye, Urueña còn khá “non trẻ”, song tôi tin rằng ngôi làng đang dần đạt được một điều gì đó, ít nhất nó cần nhiều thời gian hơn để phát triển và khẳng định mình là một trung tâm văn học”. Joaquín Díaz (76 tuổi), nhà dân tộc học người Tây Ban Nha, người đã chuyển đến Urueña vào đầu những năm 1980 cho biết: “Cuộc sống ở vùng nông thôn Urueña giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 50 năm trước và không ai có thể tưởng tượng được rằng sách có thể được bán và giúp ngôi làng này phát triển ở vào thời điểm khi tôi đến nơi đây.” “Tôi là một người theo chủ nghĩa hiện thực, không quá mơmộng hay hoài niệm về những gì đã qua nhưng tôi trân trọng quá khứ. Đó là lý do tôi dành cả cuộc đời mình để thu thập sách, các bản nhạc dân gian và nhạc cụ truyền thống trong suốt nhiều năm qua”, ông Díaz chia sẻ thêm về bộ sưu tập khổng lồ của mình, những hiện vật đã được được chính quyền đưa vàomột bảo tàng địa phương từ cách đây hơn ba thập kỷ.n Cuộc sống ở vùng nông thôn Urueña giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 50 năm trước và không ai có thể tưởng tượng được rằng sách có thể được bán và giúp ngôi làng này phát triển ở vào thời điểm khi tôi đến nơi đây. Joaquín Díaz NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==