Ngày Nay số 374

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số374 24 trang, khổ 26,5 x 34cm- In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 TẠPCHÍ Nạn buôn bán rác thải Khi Otin còn nhỏ, bãi biển trước nhà cô ở Labuan, phía tây đảo Java, sạch đến mức có thể nhìn thấy cát trắng ẩn dưới làn nước lấp lánh nắng. Hiện, khi đã thành một bà nội trợ 42 tuổi, Otin không thể nhớ lần cuối được thấy bãi cát trắng thiên đường là khi nào, thay vào đó là những đống rác nhựa đầy màu sắc. “Mỗi lần thủy triều lên sẽ có hàng tấn rác trôi dạt tới sân nhà tôi”, Otin nói. “Chính quyền địa phương thường cảnh báo chúng tôi không được vứt rác trên bãi biển”, Otin nói. “Có vẻ như họ đang đổ lỗi cho chúng tôi”. Otin khẳng định cô chưa bao giờ xả rác trên bãi biển và tất cả cư dân trong khu vực đều trả tiền để rác được thu gom hàng tuần và xử lý tại bãi rác. Người phụ nữ này cho rằng chính khu chợ gần đó, vốn nằm ở phía đối diện với bờ biển, là nơi thải ra cơman rác. Nhưng khối lượng rác khổng lồ tràn vào bờ biển Labuan hàng ngày cho thấy vấn đề lớn hơn. Trong vài thập kỷ qua, Indonesia và các quốc gia khác ở Đông Nam Á đã trở thành nơi đổ rác thải nhựa từ khắp nơi trên thế giới thông qua các giao dịch “buôn bán rác thải”, một hoạt động buôn bán vẫn tồn tại dai dẳng bất chấp những nỗ lực ngăn cấm. Theo dữ liệu của Liên HợpQuốc, mặc dù là nơi sinh sống của chưa đến 9% dân số thế giới nhưng các nước ASEAN đã nhận 17% lượng rác thải nhựa nhập khẩu của thế giới từ năm 2017 đến năm 2021. Chỉ riêng từ năm 2016 đến 2018, khu vực này đã chứng kiến lượng rác thải nhựa nhập khẩu tăng 171%, lên 2,26 triệu tấn. Hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp này đã khiến Đông Nam Á trở thành khu vực có lượng rác thải nhựa đại dương lớn nhất thế giới, phần lớn là do hệ thống sông ngòi, đường bờ biển dài cũng như các quy định và quản lý môi trường yếu kém trong khu vực. Có tới 6 trong số 10 quốc gia gây ô nhiễm nhựa đại dương lớn nhất thế giới đến từ Đông Nam Á vào năm 2021, theo số liệu từ nhà nghiên cứu của Lourens J.J. Meijer, người đứng đầu bộ phận dữ liệu và giám sát tại tổ chức The Ocean Cleanup của Hà Lan, trong đó riêng Philippines tạo ra 356.371 tấn mỗi năm. Nhìn chung, châu Á tạo ra hơn 80% rác thải nhựa đại dương toàn cầu và là nơi sinh sống của gần 60% dân số thế giới. Theo báo cáo tháng “Unwaste” của Liên Hợp Quốc vào tháng Tư gần đây, mặc dù sẽ có thay đổi vào năm 2025 với lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn sang các nước không thuộc tổ chức OECD nhưng Liên minh châu Âu vẫn là khu vực xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% tổng lượng rác thải xuất khẩu. Tổ chức Interpol mô tả hoạt động buôn bán rác thải nhựa bằng thuật ngữ “tội phạm ô nhiễm”. Do chưa có đủ luật chống buôn bán rác thải cũng như ngân sách của chính phủ để giải quyết tình trạng này, nhiệm vụ xử lý các núi rác thải nhựa ở Đông Nam Á thường thuộc về người dân địa phương, cũng như cư dân của bãi biển Labuan như Otin. thải nhựa từ nhiều quốc gia khác nhau. Đến tháng 7 năm 2018, Campuchia phát hiện 70 container vận chuyển từ Mỹ và 13 container từ Canada chứa đầy rác thải nhựa tại cảng Sihanoukville. Người phát ngôn của Bộ Môi trường nước này cho biết vào thời điểm đó: “Campuchia không phải là thùng rác nơi nước ngoài có thể xả rác thải điện tử đã lỗi thời và chính phủ cũng phản đối mọi hoạt độngnhập khẩu chất thải nhựa và chất bôi trơn để tái chế ở nước này”. Không lâu sau, Indonesia đã gửi 8 container rác thải không thể tái chế, bao gồm cả tã bẩn từ Surabaya trở lại Australia và 49 container khác đã được trả lại chonhiềuquốc gia khác nhau. EU đang tài trợ cho “Unwaste”, một dự án kéo dài ba nămhợp tác vớiVănphòng Liênhợpquốc vềMa túy vàTội phạm (UNODC) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), để chống buôn bán rác thải giữa EU và Đông NamÁ. Quy định về vận chuyển chất thải đượcỦybanChâuÂu đề xuất lần đầu tiên vào cuối năm 2021 sẽ được Nghị viện châu Âu thông qua vào cuối tháng này. Nó bao gồm lệnh cấm xuất khẩu chất thải sang các nước thứ ba và đặc biệt là cấm vận chuyển chất thải nguy hại sang các nước không thuộc OECD, trừ khi được cho phép cụ thể. Các đối tác khu vực của dự án, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, là 4 trong số 10 thành viên của ASEAN nhưng nhận hơn 90% lượng rác thải nhựa nhập khẩu hợppháp của khuvực. n Nỗ lực quản lý Vấn đề rác thải nhựa ở Đông Nam Á không phải hề mới. Năm 2010, Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt của Indonesia đã công bố nhiều hình ảnh kinh hoàng về ba container vận chuyển từ Đức chất đầy bao cao su đã qua sử dụng. Vấn đề rác thải nhựa trong khu vực trở nên trầm trọng hơn sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa và rác thải điện tử từ đầu năm 2018 vì phần lớn trong số đó không thể tái chế và gây ô nhiễm. Vào thời điểm đó, Trường Giang là con sông ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc đã nhập khẩu gần một nửa số nhựa và thiết bị điện tử phế thải trên thế giới. Sau lệnh cấm đó, dòng chất thải chảy vào Đông NamÁ đã nhanh chóng gây ra sự phẫn nộ nhưng phần lớn đã tan biến. Vào thời điểm đó, Philippines đã trả lại 69 container cho Canada và Malaysia từ chối 450 tấn rác Những đợt thủy triều rác nhựa ở Đông NamÁ BẮC HIỆP (theo Nikkei Asia) Từ Indonesia đến Myanmar, lệnh cấm nhập khẩu năm 2018 của Trung Quốc đã khiến vấn đề rác thải sinh hoạt trở nên nghiêm trọng. Các container chứađầy rác thải nhựa tạiMalaysia. Otin chobiết bãi biểnnơi côđang đứng từng chỉ toànbãi cát trắng. Mỗi lần thủy triều lên sẽ có hàng tấn rác trôi dạt tới sân nhà tôi. Otin NGAYNAY.VN 23 THẾGIỚI

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==