TẢNVĂN gọi là đặc biệt nhưng không gian rộng rãi, thoáng mát nên nhiều người chọn làm nơi hội ngộ cuối tuần. Mấy bạn sinh viên ngồi chơi điện thoại, vài nhómchữngchạcbànchuyện mưusinhvànhữngcôchú lấm tấm hoa râm luôn luôn cười đùa chuyệngẫu. Mình bước vào quán, vẫn ngồi chỗ cũ bên góc trái, vẫn càphêđenđáhaydùng.Mình hớp một ngụm đăng đắng trên đầu lưỡi, ở đâu đó vừa có tiếng ve ngân lên rồi chợt tắt, cơn gió nhẹ thổi qua tưới mát một vùng ký ức tuổi thơ. Vào Sài Gòn trọ học rồi đi làm đến nay ngót nghét 14 năm nhưng mình chẳng mấy khi được nghe những âm thanh mùa hè như vậy. Hôm nọ có dịp ghé cà phê ở khuôn viên Dinh Thống Nhất, lúc tản bộ từ đường Nguyễn Du bước vào đã nghe rộn ràng náo nhiệt không ngớt tựa hồ như đại nhạc hội của hàng ngàn chú ve trên trămngọn cây cao vút. Tiếng ve hôm ấy thật lạ lùng! Tiếng ve thành thị khác hẳn thôn quê, không rỉ rả âm thầm phát ra riu rỉu rồi vươn dần lên, đến lúc thật ồn ào thì dịu hẳn xuống để lấy hơi cho đợt ngân nga tiếp theo. Tiếng khua động hôm đó rộn rã, cuồn cuộn như trường giang đại hồ thao thao bất tuyệt. Nhưng tiếng ve dù ở đâu đi chăng nữa cũng làm cho cõi lòng người nghe dâng lên từng đợt sóng trào, lớp sau xô lớp trước ầmào cuốn đi. Hai mươi mấy năm trước, hoa phượng đỏ rực một góc trường, con bướm được xếp bằng cánh hoa gấp gọn trong quyển vở, cây bàng cổ thụ rơi rớt mấy quả chín vàng xuống mặt sân lộp độp, dùi gỗ đặt ngay ngắn bên dưới cái trống da bò im lìm, lũ ve cất giọng tỉ tê báo hiệu một mùa hè dữ dội vừa đến. Năm ấy, cánh rừng keo lá tràm trên đồi đất đỏ gần nhà đến tuổi khai thác, hàng vạn thân cây cao hai ba chục mét, to đến một người ôm lần lượt bị hạ xuống. Người ta róc cành, chặt ngọn rồi xếp lên xe tải ngay ngắn chở đi dưới sự kiểm soát chặt của kiểm lâm. Bamẹ và các anh chị dẫn mình cùng theo vào rừng, đếnnơi người ta khai thác tìm nhặt những cành còn sót lại, to nhất chừng như bắp tay Mấy lần về quê, trước khi rẽ vào nhà, mình sẽ đi chậm lại, nhìn băng qua cánh đồng lúa xen lẫn vài vườn thanh long có con mương nhỏ mát lành trong trẻo chạy giữa. Đồi đất đỏ vẫn nằm yên ở đó chỉ có cánh rừng năm ấy lặng lẽ đi xa. Càng nhìn nó càng nhớ da diết những ngày xưa thơ ấu, càng cảm nhận thêm rõ rệt sinh mệnh chỉ như là một chiếc lá nhỏ nhoi trên cánh rừng sự sốngmênhmông bất tận. Dừng lại trong khoảnh khắc ấy, mình có thể cảm nhận được rõ ràng sự vô tình của thời gian và sự ngắn ngủi của cuộc đời, lại càng mong thời gian có thể chậm lại, chậm lại thêmmột chút nữa! “Cuộc đời có là bao. Từ khi ta bước vào…”, mấy câu trong bản nhạc của Lam Phương phát ra từcái loamàuđen trên góc tườngsaomàdaydứtđến thế, bồi hồi đến vậy. Thời gian thấm thoát, mới đó mà mấy mươi năm trôi qua, mấy chục nămcó khi là chớpmắt, có khi là cả một đời người. Bầu trời cuối tuần dường như xuống thấp, mấy đám mây xám lại lững lờ trôi, một rồi hai ba bỗng đến vô cùng những giọt mưa lách tách rớt xuống mái hiên quán cà phê kéo dòng cảm xúc lang thang trở về với hiện thực. Về hiện thực là trở về với công việc, là không khí sinh hoạt ồn ào tấp nập ở đất Sài thành, là tiếng xe cộ, là tiếng động cơ, là dòng người vội vã, là đôi quành quạch rời tổ tìm mồi, là những tiếng ve ca thán chưa bao giờ kết thúc! Nước vì có trăng mới biết lặng, trời bởi không mây mới thấy cao! người lớn, chặt, bẻ hết cành con rồi xếp thành từng bó, tìm dây leo mọc rải rác trong những lùmcây, cột lại. Bamột bó, mẹ bó nhỏ hơn, lần lượt là các anh chị. Mình trẻ con, bảy tám tuổi tìm một khúc cây nhỏ đặt lên vai như những gì nhìn thấy, lẽo đẽo cùng về. Nhiều ngày như thế, những bó củi khô được xếp ngay ngắn chụm đầu vào nhau như cái nón lá ở sau nhà để nhómlửanấunướngdầndần trong mùa mưa. Cuộc khai thác năm ấy, có người hầm than kiếmsống, có người bán lại cho các xưởngmộc những khúc củi to, còn những chiếc xe chở gỗ đi đâu thì không ai rõ, chỉ thấy trước mắt cảnh tượng tan tác chim muông. Nhưng dưới con mắt hồn nhiên thơ trẻ, hình ảnh đó không khác gì một buổi dạo chơi, có biết đâu cuộc sống lại khắc nghiệt đến vậy?! NGAYNAY.VN 57 Sốđặcbiệt - ThứNăm, ngày20/6/2024
RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==