Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Một vẻ đẹp rất mộc, ẩn mình và dễ bị bỏ qua ở một trong những quận đông đúc, sầm uất nhất trong thành phố. Nhắc đến nét đẹp văn hóa du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn, người ta liền nhớ đến những công trình, di tích mang tính biểu tượng như chợ BếnThành, Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà hay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nếu không nhờ tính lan tỏa của mạng xã hội kết hợp cùng xu hướng thíchkhámphánhững nơi độc, lạ để chụp ảnh checkin của giới trẻ, có lẽ tôi đã bỏ lỡ một bảo tàng vô cùng thú vị trên đất Sài Thành. Bởi, ở Sài Gòn có một bảo tàng khá ít người biết đến, ngay cả đối với những cưdân sống tại khu vực này. Đó là Bảo tàng Y học cổ truyền. Nép mình tại số 41 Hoàng Khánh Dư, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam thoạt nhìn trông giống như một quán trà mang phong cách “mái đình làng cổ” nằm dưới tán cây um tùm. Với ba ngàn hiện vật liên quan đến y học cổ truyền Việt Namtừ thời kỳ đồ đá đến nay, Bảo tàngY học cổ truyền chính là một rương báu dành cho những người đam mê “chạm tay vào lịch sử”. Từ niên biểu lịch sử y học cổ truyền, đến Bàn thờ Y tổ, những pho thư tịch cổ quý giá, và kho tàng dụng cụ y học từ thời đồ đá, đồ đồng,… 600 mét vuông bảo tàng được chia thành 6 tầng, 18 phòng với các chủ đề riêng biệt. Toàn bộ nội thất được xây dựng chủ yếu từ nguyên liệu gỗ theo phong cách truyền thống Việt Nam với nhiều họa tiết tinh xảo. Trong số đó, phải nhắc đến một khung nhà cổ đã được gia đình lương y Vũ Hữu Ấn (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) hiến tặng cho bảo tàng. Trên các bức vách hay các cột kèo còn lưu giữ hệ thống tranh chạm khắc gỗ tái hiện lại các hoạt động trong y học cổ truyền Việt Nam đầy sinh động và tinh tế. Tôi biết đến Bảo tàng Y học Cổ truyền nhờ bài đăng trên mạng xã hội của một bạn trẻ Sài Gòn đam mê chụp ảnh, và chính bạn cũng đã phải thốt lên - lần đầu bạn biết đến một bảo tàng thú vị đến vậy, dù đã sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này. Ngày tôi đến, bảo tàng chỉ có duy nhất hai vị khách là tôi và anh khách nước ngoài. Qua cuộc trò chuyện, tôi biết anh tìm thấy hình ảnh Bảo tàng trên một ứng dụng du lịch, dành cho những du khách chia sẻ những trải nghiệm trên hành trình khám phá thế giới. Chúng tôi đã cùng ngồi xem đoạn phim tư liệu dài 15 phút có tên “Kinh nghiệm thế kỷ chăm sóc sức khỏe” giới thiệu về lịch sử y học cổ truyền Việt Nam (có 5 thứ tiếng: Việt, Anh, phụ đề tiếng Đức, Nga, Pháp), cùng thưởng thứcmột ấm trà thảo mộc trong không gian thơm mùi trà và trăm vị lá thuốc. THU HƯƠNG Bảo tàng về y học mang phong cách Các bao thuốc. N G A Y N A Y . V N 28 VĂN HÓA - DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==