Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỨCMẠNH VĂNHÓA 14 Hết thời “Hô khẩu hiệu” Mục tiêu giáo dục toàn diện tuy đã có trong Luật Giáo dục, với bạt ngàn những khẩu hiệu, biểu ngữ giăng khắp khuôn viên các trường học, nhưng khi thực hiện lại có sự phân biệt giữa môn chính với môn phụ ở ngay trong trường phổ thông. Điều này khiến các hoạt động liên quan đến giáo dục văn hóa trở thành thứ yếu hoặc mang tính hình thức. Cả giáo viên, phụ huynh, học sinh về cơ bản vẫn coi điểm cao trong bài kiểm tra các “môn chính”, thi đỗ là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của giáo dục. Trong khi đó, ở một số quốc gia bao gồm cả Nhật Bản, giáo dục đạo đức từ lâu đã được quan niệmphải tiến hành tổng thể ở mọi hoạt động của học sinh, trong trường học cũng như ngoài đời sống sinh hoạt, tiếp cận bằng tất cả các môn học. Những nhà quản lý đã cảnh giác và không đánh giá cao việc dạy đạo đức theo lối giáo huấn, thuyết giảng, hô và giăng khẩu hiệu. Bởi giáo dục đạo đức sẽ hầu như không có hiệu quả, thậm chí phản tác dụng nếu chỉ dùng ngôn ngữ để “dạy” đạo đức cho học sinh. Muốn học sinh lĩnh hội được các giá trị đạo đức và hành xử theo đúng những gì được dạy thì môi trường trong nhà trường và những ai thuộc về nhà trường, thông qua tất cả hành vi, thái độ, ngôn ngữ của mình phải thực hành các giá trị đó để tác động và dẫn dắt học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, có bao nhiêu người lớn đủ can đảm và nhẫn nại để thực hành đạo đức trong trường cũng như ngoài xã hội? Và khi giáo dục đạo đức được dạy không khác các môn văn học, lịch sử, địa lý, nghĩa là chủ yếu dùng ngôn ngữ để thuyết giảng và học sinh cũng chủ yếu học thông qua nghe, đọc, viết thì giáo dục đạo đức sẽ trở thành hình thức, thuyết giáo viển vông. Kết quả là càng dạy đạo đức, càng hô khẩu hiệu thì học sinh càng nghi ngờ thế giới của người lớn và phản kháng. Kiên trì trong khuôn viên nhà trường Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Con người NGUYỆT LINH Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục Socrates và nhiều nhà hiền triết khác đã từng đặt đi đặt lại câu hỏi “Đạo đức có dạy được không?”. Nghĩa là đạo đức có phải là một tri thức, kĩ năng để có thể truyền dạy, huấn luyện như cách chúng ta vẫn dạy làm toán, làm văn và truyền đạt các tri thức khác hay không? Nếu có thì giống như người dạy toán phải là người giỏi toán, thành thạo kỹ năng giải toán, giáo viên dạy đạo đức có cần đảm bảo là người đạo đức mẫu mực không?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==