Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỐNGXUÂN 28 Tôi viết về “họ”, là người dân Dầu Giây, Đồng Nai quê hương tôi, bởi thật tâmnghĩ rằng những dòng ghi chép này sẽ lan toả thêmnăng lượngyêu thương, sẽ truyền thêm động lực, sẽ tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho những ai đang cần đến nó… Phong toả Đêm cuối tháng 6/2021, người dân 4 xã Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 lẫn lộn trong cảm xúc vừa như ngỡ ngàng vừa như đã liệu sẵn tình hình về Quyết định phong toả cách ly y tế được ban hành. Bởi trước đó đã râm ran những truyền miệng, những cấp tốc, hối hả khi cơn dịch bệnh COVID-19 ùa về làng quê bất ngờ. Các đầu đường hẻmđiều bị rào cách ly bằng những rào kẽm gai, anh em dân quân, dân phòng và công an đứng gác. Người dân bên trong khu phong toả không được ra ngoài để mua lương thực hay nhu yếu phẩm cần thiết thường ngày. Sẽ ra sao nếu không có gạo nấu cơm, không có mắm muối rau cá dẫu chỉ là bữa cơm canh đạm bạc…? Tưởng đơn giản mà khó khăn vô cùng. Tôi nhận ra, bà con thiếu thốn rất nhiều kể từ lúc đi làm phóng sự cho toà soạn về đề tài dân sinh khu phong toả. Với ý nghĩ ban đầu, có bao nhiêu giúp bấy nhiêu nên tôi quyết địnhmua 500kggạođể giúp 3 khu vực ở Gia Tân 3 và Gia Tân 1, thêm 100kg đường giúp thanh niên Huyện đoàn làm nước chanh sả đóng chai cho anh em tuyến đầu. Thời điểm ấy, món nước này như một loại “thảo dược”, ai cũng cần vậy. Cũngkhôngngờ, từýnghĩ cánhân lại nhanh chóngđược sự đồng cảm, san sẻ của bà con thị trấn Dầu Giây nơi tôi sinh sống, người giúp người, dân giúp dân, chúng ta giúp nhau… Mỗi người một đấu gạo, cân đường, chai tương gom lại nhờ tôi chuyển đến khu vực cách ly, phong toả. Từ 500kg gạo ban đầu, rồi lên 1 tấn, lên 2 tấn và tăng dần lên. Mà người dân nơi đây giàu có gì đâu, đủ ăn đủmặc, đủ xoay xở là đã vui rồi. Như chị Oanh, người phụ nữ bán mắm, bán bánh tráng khu vực Trần Cao Vân gọi điện cho tôi một sáng, chân tình gửi gắm: “Mai em ghé chị gửi 1 tấn gạo với 200 hũ mắm kho thịt heo cho bà con trên khu cách ly Kiệm, Tân nhé!”. Một chủ quán ăn bình dân khác gửi gạo, còn kỹ càng thêm dòng ghi chú: “mìnhmua gạo 14 để bà con ăn cho ngon, gạo này kẹt quá ăn với nước mắm nước tương…vẫn ngon!”. Tôi đọc được ở đâu đó chẳng nhớ về chủ đề mang tên “lòng tốt lây lan”, đại ý rằng “Chỉ cần năng lượng trong bạn tốt đẹp, việc làm trong bạn tốt đẹp, mục đích tốt đẹp thì nó có khả năng lây lan mạnh hơn cả cúm mùa”. Phải chăng bởi vậy, từ lúc tôi khởi sướng mang chút tình, chút gạo cơm cho bà con đến lúc được sự hưởng ứng của mọi người, hiện vật cứ tăng dần lên theo cách “của ít, lòng nhiều/ của nhiều, lòng càng nhiều hơn”. ““Anh ơi cho em góp 500kg gạo”. “Chú ơi, cho con góp mấy ký đường”. “Anh ơi, em muốn tặng thùng sữa”, và còn nhiều tấm chân tình nữa mà không thể kể hết ra bằng lời. Có ngày tôi nhận cả trăm cuộc gọi của bà con trong khu cách ly xin gạo, bởi thế mà càng trân quý biết bao những tình tương ái tương thân của bà con bên ngoài khu phong toả. Nếu không có bà con, sức mấy mình tôi chịu được! Hồi hương Có một cuộc hồi hương được xem như là “lịch sử” giữa đại dịch từ đầu tháng 10/2021. Phương Nam mùa trở chứng, thoắt nắng thoắt mưa thoắt âm u mờ mịt. Mờ mịt như đoạn đường thiên lý dặm trường mà dòng người đang hối hả lao đi. Một cuộc tháo chạy từ TP HCM, Bình Dương... ngang qua Đồng Nai về các tỉnh miền Trung trong mồ hôi, nướcmắt. Suốt chặng đường dài gần như không còn xôn xao buôn bán như trước, không xe nước, không quán cơm bụi, không chỗ dừng chân… không có gì cả giữa đại dịch. Tôi nhớ bạnTrương Bình - chủ quán ăn sáng bò bít tết, cùng với tài xế taxi tên Quốc Bảo và người dân địa phương đã tự bỏ tiền túi để mua bánh bao, bánh mì, nước suối rồi cẩn thận gói từng phần vào túi nilon, trực tiếp đứng bên đường phát cho dòng người hồi hương. Rồi như đã nói “một cây làm chẳng nên non”, sức của các anh không đủ để giúp hết dòng người. Nhận tin nhờ hỗ Tình người trong đại dịch Tôi đã chần chừ và suy nghĩ rất nhiều khi đặt bút viết về “tình người trong đại dịch”. Ngoài những cá nhân đã được khen thưởng thì vẫn còn những người vô danh bởi lý do riêng nào đó nhưng trái tim đầy tình nghĩa với đồng bào mình trong cơn đại dịch. PHẠM XUÂN THỜI

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==