Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân THẾGIỚI 4.0 66 Phát triển CNTT & nâng cao Phát triển Công nghệ thông tin Chúng ta đã tự hào và có thể tiếp tục tự hào dân tộc ta là một dân tộc hiếu học nhưng học gì và phục vụ gì cho phát triển bản thân, gia đình và đất nước thì mới thiết thực và có ý nghĩa. Là người học toán và cũng có nhiều bạn bè học toán từ nhỏ nhưng kiến thức toán cần nhất cho cuộc sống là bản cửu chương và giờ đây là điện thoại thông minh. Từ 1964 đến nay phong trào học toán của Việt Nam đã có thành tích ở một số lĩnh vực như giành được các giải Olympic toán học. Ở Việt Nam có thể coi là giải thưởng lớn, quan trọng nhưng ở nước ngoài họ chỉ coi là giải học sinh. Rất nhiều thành tích về toán học tuy nhiên, đóng góp Việt Nam về toán cho thế giới hiện nay rất khiêm tốn, chỉ có Ngô Bảo Châu.... Trong khi CNTT là chìa khóa cho chuyển đổi số nhưng hiện nay phần lớn các sản phẩm và “chuyên gia” đều phải nhập. Vì vậy, chúng ta cần con người được đào tạo CNTT bài bản, tiếng Anh tốt và nắm bắt kiến thức công nghệ số mới. Tôi nghĩ trước mắt phát triển CNTT để giải quyết nhu cầu trong nước rồi dần dần xuất khẩu sản phẩm. Thay vì đầu tư vào toán và tận dụng trí thông minh của lớp trẻ, Việt Nam cần đầu tư vào tin học và tiếng Anh. CNTT là ngành rất cần nhưng rất “bạc” vì cái biết 6 tháng trước thì hôm nay có thể đã lạc hậu rồi, nên luôn luôn phải cập nhật kiến thức và phải biết tiếng Anh tốt để học cái mới. Muốn học tiếng Anh tốt thì tiếng Việt phải tốt. Theo kinh nghiệm ở Hà Lan, các cháu có thể học tiếng Anh từ 10 tuổi. Đưa chương trình tin học vào các trường học giảng dạy chính thức. Chúng ta đầu tư cho toán như thế nào hãy đầu tư cho tin học và tiếng Anh như vậy. Cho các học sinh học lập trình từ nhỏ và chọn lọc các năng khiếu và bồi dưỡng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để đưa ra chương trình vừa học vừa chơi, hấp dẫn trẻ. Bởi bất kỳ ngành nghề nào giờ cũng đều cần đến tin học. Hai môn tin học và tiếng Anh đều phục vụ cho mọi người khi làm bất ngành nghề gì. Cần nghiên cứu cách việc làm mới được tạo ra. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm mới, ước tính khoảng 50% lao động cần được đào tạo lại và đào tạo nâng cao về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng số. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có đưa 5 kỹ năng số cơ bản mà nhân viên cần có để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường lao động: Kỹ năng giao tiếp: (như tạo hòm thư, gửi thư hoặc tham gia các mạng xã hội…): Vấn đề chính đặt ra ở đây là nếu để có thể soạn một bức thư nghiêm túc và đầy đủ thông tin thì có lẽ không phải ai cũng có thể làm được. Khả năng nhận thức về độ tin cậy trên mạng: Internet là một kho dữ liệu khổng lồ và chúng ta có thể tìm thấy mọi thứ trên đó. Thông tin trên môi trường mạng là vô tận nhưng LÂM VIỆT TÙNG Chuyên gia tư vấn CNTT -Viễn thông (Hà Lan) Thayvì đầu tưvào toánvà tậndụng trí thôngminhcủa lớp trẻ, ViệtNamcần đầu tưvào tinhọc và tiếngAnh. CNTT là ngành rất cầnnhưng rất “bạc” vì cái biết 6 tháng trước thì hômnay có thểđã lạc hậu rồi, nên luôn luônphải cậpnhật kiến thức vàphải biết tiếngAnh tốt đểhọc cái mới.Muốnhọc tiếngAnh tốt thì tiếng Việt phải tốt. phân luồng và hướng nghiệp học sinh theo khả năng và nguyện vọng ngay từ phổ thông vì đất nước nghèo không cần tất cả phải học đại học và CNTT cần những em thực sự thông minh. Có thể học hỏi kinh nghiệm Hà Lan, Đức, Áo, Thụy Sỹ… không có học thêm, trẻ em thực sự có khả năng hơn mới vào đại học và để trẻ vẫn có thời gian chơi và học bơi, nhạc hay thể thao… không bị mất tuổi thơ vì áp lực học hành. Bên cạnh giáo dục phổ thông cần thiết có chương trình đào tạo liên tục ở bậc đại học và cao đẳng (ĐH&CĐ) và sau ĐH vì các ngành kỹ thuật thay đổi rất nhanh nhất là ngành CNTT. Nâng cao kỹ năng số Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025 có 85 triệu việc làm trên toàn cầu sẽ bị xóa bỏ, nhưng đồng thời có 97 triệu

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==