Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân 65 NÉTXUÂN Các khu chợ của người gốc Hoa ở Glodok và Petak Sembilan (Tây Jakarta), Kota Tua (phố cổ), Kelapa Gading (Bắc Jakarta)… là địa chỉ chúng tôi đến không chỉ để mua sắm mà còn tìm lại không khí rộn ràng những ngày giáp Tết. Người Hoa ăn Tết năm mới như người Việt nên tại các khu chợ này có thể tìm thấy đủ loại thực phẩm, hàng hóa, các món đồ cần thiết cho ngày Tết từ lư hương, nhang trầm, phong bao mừng tuổi cho tới quất cảnh, lá dong, gạo nếp, măng tươi, quế… Trong các khu chợ, ngập tràn sắc đỏ - sắc màu tượng trưng sự may mắn –từ các đèn lồng và đồ trang trí nhà cửa. Tôi muốn đưa lũ trẻ nhà mình tới đây, để chúng không quên không khí Tết. Tuy vậy, khó có thể tìm về không khí những chợ hoa ngày Tết với sắc đào, mai tự nhiên; các loại hoa tươi, đẹp như ở Việt Nam. Ở Jakarta, phải tìm mua những nhành đào giả, hoặc kiếm cành khô và tự làm hoa giấy. Tôi rất nhớ những chiều cuối năm ở Hà Nội, qua các chợ hoa Quảng An, Nhật Tân, Hoàng Hoa Thám, Hàng Lược…để chọn một cành đào thật đẹp biếu cha mẹ. Cũng có lúc lấy cớ mua đào, đến chợ hoa chỉ để ngắm muôn hoa khoe sắc, hít hà mùi thơm của hoa trộn trong không khí se se lạnh; hay để được đi dưới cơn mưa bụi nhè nhẹ, lòng bỗng dâng trào cảm xúc trước hình ảnh những chàng trai cô gái nắm tay nhau đi giữa “rừng hoa”. Ở Indonesia, hình ảnh này hiếm gặp do đất nước nằm ở phía bắc qua đường xích đạo, khí hậu quanh năm khá nóng. Mấy năm nay vì dịch COVID-19, các gia đình người Việt sinh sống ở các hòn đảo khác nhau ở “xứ sở vạn đảo” ít có cơ hội đi thăm, chúc Tết nhau trực tiếp, thay vào đó là những buổi gặp mặt, giao lưu trực tuyến. Cộng đồng chỉ vài trăm người nên có lẽ nỗi nhớ quê hương thêm da diết. Vì không lệch múi giờ, năm nay, gia đình nhỏ của tôi lại đón giao thừa trực tuyến cùng “đại gia đình” bố mẹ, anh chị, người thân, bè bạn ở Việt Nam. Năm nào cũng vậy, mẹ tôi tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên và mâm cúng giao thừa; cha tôi luôn ăn mặc thật đẹp, ra khỏi nhà trước 12 giờ đêm Giao thừa và trở về xông đất cùng nhành lộc trên tay, không quên lì xì cho con cháu. Hình ảnh thân thuộc ấy, giờ đây lại là niềm ao ước hiện hữu nơi đây của tôi. Mượn lời một bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến, Xuân xa xứ bên ngoài khung cửa quen thuộc, tôi muốn trải lòng rằng, dù cho thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.n lịch của tất cảmọi người vào ngày 1/1; Tết Âm lịch của người Indonesia gốc Hoa trùng với Tết nguyên đán của người Việt; Tết Depavali của người Indonesia gốc Ấn, theo đạo Hindu và Tết Idul Fitri – dịp Tết lớn nhất, nghỉ dài nhất của người theo đạo Hồi. Với cộng đồng người Việt tại đây, tất nhiên Tết nguyên đán cổ truyền – cũng là một trong những dịp lễ quốc gia của Indonesia - được đón đợi nhất. Chị Hạnh – một người bạn của tôi có sở thích nấu ăn, từng sống nhiều năm ở châu Âu và hiện ở Jakarta – chia sẻ: “So với châu Âu, cuộc sống tại đây có phần dễ chịu, thân thuộc hơn vì hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục; con người thật thà, thân thiện; đặc biệt dù ở xứ Hồi giáo vẫn có thể chế biến các món ăn Việt dễ dàng. Đây là năm đầu tiên ở đây nên tôi khá háo hức, muốn chuẩn bị cho một cái Tết đậm chất Việt, đủ đầy và ấm cúng”. So với châu Âu, cuộc sống tại đây có phần dễ chịu, thân thuộc hơn vì hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục; con người thật thà, thân thiện; đặc biệt dù ở xứ Hồi giáo vẫn có thể chế biến các món ăn Việt dễ dàng. Đây là năm đầu tiên ở đây nên tôi khá háo hức, muốn chuẩn bị cho một cái Tết đậm chất Việt, đủ đầy và ấm cúng”. Chị Hạnh

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==