Ngày Nay số 255-256-257

CHÀONĂM2021 3 NGAYNAY.VN Số255+256+257 - ThứNăm, ngày 31.12.2020 bỏ phiếu, mà còn bởi cuộc chiến pháp lý mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump quyết theo đuổi đến cùng nhằm lật đổ kết quả. Bất chấp kết quả bầu cử đã được công bố rộng rãi, Tổng thống Trump khẳng định có gian lận trong bầu cử và ông sẽ tiếp tục khiếu kiện đến cùng. Đáng chú ý, 17 bang do Missouri dẫn đầu cùng gửi đơn lên Tòa án tối cao Mỹ thể hiện sự ủng hộ với đơn kiện của bang Texas nhằm xem xét lại kết quả bầu cử. Tuy nhiên, vụ kiện cáo này cũng bị Tòa án tối cao bác bỏ. Kể cả sau khi vụ kiện của bang Texas đòi xem xét lại kết quả bầu cử bị Tòa án Tối cao bác bỏ, và sau khi Đại cử tri đoàn đã đi bầu và kết quả do truyền thông công bố vẫn nghiêng về ông Biden, Tổng thống Trump và một số nghị sĩ đảng Cộng hòa được cho là đang lên kế hoạch cho “cuộc kháng cự cuối cùng”vào ngày 6 tháng 1 năm2021 tới. Sự chuyển dịch địa chính trị tại Trung Đông Điểm nóng Trung Đông vốn nhiều biến động nhưng năm nay đã gặp phải hai cơn rung chấn lớn khi lần lượtmột tướng cấp cao nhất và một nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran bị ám sát. Vụ việc đã đẩy mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ tới bờ vực chiến tranh. Quan hệ giữa Mỹ và Iran leo thang căng thẳng ngay từ đầu năm 2020. Vụ việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái phóng tên lửa ám sát tướng chỉ huy đặc nhiệm Iran QassemSoleimani ngày 3/1 được công bố là tiến hành theo lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do“ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai”. Vụ ám sát lập tức đẩy căng thẳng Mỹ - Iran lên cao tới ngưỡng chiến tranh, bởi Soleimani là một trong những lãnh đạo quân sự được ngưỡng vọng nhất ở Iran, cũng là một trong những người quyền lực và bí ẩn nhất TrungĐông. Năm ngày sau, ngày 8 tháng 1, Iran trả đũa bằng cách phóng ít nhất 20 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq, khiến hơn 100 lính Mỹ bị chấn động não. Đòn đáp trả khiến Iran vừa xoa dịu làn sóngphẫnnộ trongnước, vừa không châm ngòi chiến tranh toàn diện với Mỹ. Tuy nhiên, trạng thái lo sợ bị Mỹ phản kíchđã khiến lực lượngphòng không Iran phóng nhầm tên lửa vào máy bay chở khách Ukraine, khiến toàn bộ 176 người trênkhoang thiệtmạng cũng trong ngày 8 tháng 1. Nguy cơ chiến tranh Mỹ - Iran lạimột lầnnữabùngphát vào cuối năm nay sau vụ việc nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh bị sát hại hôm27 tháng 11. Tehran khẳng định có bàn tay của Israel với sự hỗ trợ của Mỹ trong vụ việc này và tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đáp trả. Tuy nhiên, đây chỉ là hai sự kiện mở đầu và khép lại một năm đầy biến động giữa Iran và Mỹ bên cạnh chính sách gây sức ép tối đa cả về chính trị, kinh tế và quân sự của chính quyền Tổng thống Trump và việc Tehran tuyên bố rút khỏi thoả thuận hạt nhânmà Iranký với các cường quốc nhóm P5+1vào ngày 17 tháng 11. Trong bức tranh Trung Đông nhiều gam tối, có vẻ như điểm sáng hiếm hoi xuất hiện là Israel bất ngờ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với một số nước Arab. Với nỗ lực thúc đẩy của Mỹ, Israel đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan và mới nhất là Morocco chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa thể hóa giải vấn đề gai gócnhất trongcuộc xung đột Israel-Palestine, thậmchí gây hoài nghi giữa các nước Arab về thực hiện cam kết thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông và sự kiên định hướng tới giải pháp hai nhà nước. Palestine. Mặc dùTổng thống Mỹ Donald Trump gọi các thỏa thuận này là “bình minh của Trung Đông mới”, giúp mở ra trang mới cho hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng giữa hai bên, song nó chưa thể đem lại hòa bình lâu dài cho khu vực, nếu không giải quyết vấn đề cấp thiết hơn, đó là cuộc xung đột Israel - Palestine. Bùng lên phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc Một trong những “điểm nhấn”quan trọng không thể không nhắc tới trong năm 2020 là làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và các hành vi bạo lực của cảnh sát trên toàn thế giới với tên gọi Black LivesMatter (Mạng sống của người da đen cũng đáng giá). Phong trào “Black Lives Matter” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2013, sau sự kiện một công dân da trắng người Mỹ được toà án tha bổng trong vụ án bắn chết một thiếu niên da màu 17 tuổi. Kể từ đó, khẩu hiệu “Black Lives Matter” luôn được những người ủng hộ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc hay trên mạng xã hội. Bảy năm sau, vào ngày 25/5/2020, phong trào này một lần nữa được thổi bùng mạnh mẽ sau vụ việc công dân Mỹ da màu George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì cổ tới chết, bất chấp việc Floyd van xin “Tôi không thở được”. Chỉ vài ngày sau, “Black Lives Matter” đã trở thành khẩu hiệu phổ biến tại các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ ở tất cả 50 bang của Mỹ. Bất chấp yêu cầu giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tuần hành nhằm phản đối nạn đối xử bất bình đẳng và bạo lực của cảnh sát. Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc cũng nhanh chóng lan rộng chưa từng có sang các nước khác trên thế giới, bao gồm cả châu Âu, châu Á và châu Phi. n COVID-19đã làmđảo lộn thếgiới. Israel bình thườnghóaquanhệ vớimột sốnước Arab. Phong trào“Black LivesMatter”bùng lên.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==