Ngày Nay số 284

NGAYNAY.VN 14 Số284 - ThứNăm, ngày30/6/2022 KHOAHỌC TIN & TIN n Thuốc điều trị đục thủy tinh thể. Một nhóm nhà khoa học của Đại học Anglia Ruskin, Anh đã nghiên cứu về một loại thuốc chống đục thủy tinh thể mang lại hi vọng mới cho người bệnh. Thay vì chỉ phẫu thuật như hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Anglia Ruskin đã thực hiện những thử nghiệm quang học cao cấp trên hợp chất oxysterol, được đề xuất như một loại thuốc chống đục thủy tinh thể. Trong những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, điều trị bằng hợp chất oxysterol VP1-001 cho thấy sự cải thiện trong cấu hình chỉ số khúc xạ - một thông số quang học quan trọng cần thiết để duy trì khả năng lấy độ nét cao trong 61% thấu kính. n Kết hôn giúp sống khỏe và sống lâu hơn. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng tại Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á có nguy cơ tử vong thấp hơn 15% so với những người không lập gia đình. Người đã kết hôn có nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch và tai nạn thấp hơn 20%. Đây là kết quả nghiên cứu từ nhóm các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ y tế của 623.000 người ở Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong khoảng 15 năm. So với những người đã kết hôn, người độc thân có nguy cơ mắc bệnh về tuần hoàn cao hơn 17%, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn 14%. n Tế bào ung thư lây lan nhanh nhất vào ban đêm. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, các tế bào ung thư phát triển liên tục trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới ghi nhận trong ung thư vú, các tế bào bệnh lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể chủ yếu vào ban đêm khi mọi người đang ngủ. Tiến sĩ Nicola Aceto, Đại học ETH Zurich ở Thụy Sĩ nhận định. “Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư không nhắm vào các tế bào khối u tại một thời điểm cụ thể, mà được đưa ra với quan điểm khối u ở đó và bạn cố gắng tấn công nó bất cứ lúc nào”. Phát hiện này thực sự có ý nghĩa vì chu kỳ ngủ-thức của cơ thể, được gọi là nhịp sinh học, điều chỉnh hệ miễn dịch rất nhiều, tuy nhiên, các khối u ung thư thường được cho là không tuân theo nhịp điệu đó. PV Gấu trúc đỏ là thành viên còn sống duy nhất của chi Ailurus và họ Ailuridae. Loài có kích thước trung bình này từng xuất hiện rộng rãi trên khắp Âu-Á nhưng giờ đây chúng chỉ còn sinh sống trong các khu rừng ôn đới ở phía đôngHimalaya. Với số lượng chưa đến 10.000 cá thể còn lại trong tự nhiên, gấu trúc đỏđược liệt kê là“Nguy cấp”trongDanh sách Đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế. Là loài động vật có vú sống đơn độc, gấu trúc đỏ rất khó nghiên cứu trong môi trường hoang dã. Mất môi trường sống và bị chia cắt rải rác là mối đe dọa lớn đối với việc bảo tồn gấu trúc đỏ. “Vì điều này, gấu trúc đỏ đang thay đổi hoạt động của chúng để giảm thiểu tương tác với các loài gây rối, chẳnghạnnhư con người, chó săn hoặc gia súc. Điều này đang can thiệp mạnhmẽvàocác tương tác tự nhiên giữa các loài động vật, dẫn đến sự cô lập quần thể” - Damber Bista - nhà nghiên cứu tại Trường Nông nghiệp và Khoa học Thực phẩm tại Đại học Queensland cho biết. Bista và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu của họ ở phía đông Nepal. Xung quanh khu vực nghiên cứu có hơn 15 địa điểm sinh sống của con người với dân số gần 700 người. Các nhà nghiên cứu đã bắt và trang bị cho 10 con gấu trúc đỏ gồm 6 con cái và 4 con đực vòng cổ GPS. “Với những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy môi trườngsốngcủachúngbị chia cắt, cùng với một nghiên cứu trước đây về tác động của nạn săn trộm, tôi lo ngại về tương lai của loài này. Mặc dù gấu trúc đỏ có thể thích nghi với các tác động của môi trường sống ở một mức độ nào đó, nhưng chúng có thể dễ bị tuyệt chủng cục bộ trong những điều kiện này, khiến toàn bộ quần thể loài gặp rủi ro”, Bista cho biết. Số lượng rừng hoang dã ngày càng thu hẹp buộc gấu trúc đỏ rơi vào tình huống phải quyếtđịnhxemnênsống gầnhơnvới nhữngkẻ sănmồi hay thích nghi để cùng tồn tại với con người. Bista cho biết: “Lợi ích tốt nhất của động vật là tránh những kẻ săn mồi, nhưng khi chúng ta tiếp tục xây dựng thêm đường xá và cơ sở hạ tầng, điều đó làm giảm đáng kể khả năng thực hiện việc này của gấu trúc đỏ. Khi diện Loài gấu trúc đỏ có nguy cơ tuyệt chủng Sử dụng phép đo GPS từ xa, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tác động của con người đang khiến động vật có vú hạn chế di chuyển, điều này càng làm chia cắt môi trường sống của chúng. tích các khu rừng bị thu hẹp, gấu trúc đỏ phải cân nhắc các lựa chọn về cách để tồn tại tốt nhất. Sự đánh đổi này có thể dẫnđến tăngnguy cơ tử vong và suy giảm số lượng về lâu dài. “Khuyến nghị của chúng tôi là các hoạt động của con người phải được quản lý chặt chẽ trong hầu hết các thời điểm quan trọng về mặt sinh học như mùa giao phối, phân tán và sinh sản. Đối với các chương trình bảo tồn, chúng tôi khuyến nghị họ tập trung vào việc xác định các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái, duy trì tính liên tục của môi trường sống và giảm thiểu các dự án làmxáo trộn môi trường sống, chẳng hạn như xây dựng đường xá và chăn nuôi gia súc. Nếu không thể tránh được việc xây dựng đường, chúng tôi cho rằng nên tránh các khu vực chính và hạn chế về giới hạn tốc độ cũng như tiếng ồn để gia tăng các cuộc giao cắt với động vật hoang dã ở các khu vực có nguy cơ cao” – Bista nói. n PHƯƠNG LY (theo SCI News) Mặc dù gấu trúc đỏ có thể thích nghi với các tác động của môi trường sống ở một mức độ nào đó, nhưng chúng có thể dễ bị tuyệt chủng cục bộ trong điều kiện môi trường sống bị chia cắt. Damber Bista

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==