Ngày Nay số 285

Đặt sổ BHXH để mua gạo Làm công nhân ở Khu công nghiệp Nhổn đã 7 năm, thu nhập của chị Dung được khoảng 8 triệu đồng/tháng. Chồng chị cũng làm công nhân, lương khoảng 7 triệu đồng. Theo chị Dung, để có mức lương tạm gọi ổn định như vậy, hai vợ chồng phải tăng ca, làm thêm giờ, cộng với thâm niên làm việc. Còn không thì chỉ đều đều 4-5 triệu đồng/tháng. “Xăng tăng cái gì cũng tăng theo, mỗi lần điều chỉnh là một lần tăng lên không có giảm. Nếu lương công nhân tăng thêm 5%, thì các mặt hàng khác cũng sẽ tăng 15-25%”, chị Dung nói. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình ba miệng ăn đều duy trì ở mức tiết kiệmnhất có thể, khi bó rau 5.000 đồng tăng lên 10.000 đồng, trước đổ xăng 60.000 đồng đầy bình giờ lên gần 90.000 đồng… Hai bữa ăn trong ngày chị Dung cố gắng mua sắm không vượt quá 100 nghìn đồng để trả tiền nhà 2 triệu đồng. Chi tiêu thế nào cho đủ với đồng lương ít ỏi luôn làbài toán khó với những nữ công nhân như chị Dung. Bà Hà Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty may liên doanh Plummy (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: Mức thu nhập tối thiểu tại Côngmay liêndoanh Plummy ở thời điểm hiện tại là 5,3 triệu đồng/tháng. Mức bình quân chung theo khảo sát của Công đoàn cơ sở 6 tháng đầu năm 2022 là 5,68 Nguyễn Dung - một nữ công nhân ở khu công nghiệp Nhổn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết sẽ phải nợ tiền thuê nhà, nợ tiền mua gạo nếu chẳng may con bị ốm. Dung không phải là trường hợp cá biệt trong dãy trọ nơi chị đang ở - khu trọ nằm trong ngõ 72 Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. BÍCH NGỌC Công nhân với “bài toán” khó... LƯƠNG ÍT MƯU SINH SAU ĐẠI DỊCH CHUYÊN ĐỀ triệu đồng/tháng/48h lao động/tuần. So mức lương tối thiểuvùng2nămtrước, người lao động có thể tiết kiệm chi tiêu, và có thể dự phòng. Tuy nhiên với thời điểm hiện tại, thực sự tiền lương với người lao động là không đủ sống. “Tôi chưa tính đến những phát sinh ốm đau, hay cưới giỗ, thăm hỏi, quê quán, tôi đang nói đến sự leo thang của giá cả thị trường dẫn đến thu nhập của người lao động phải thực sự tiết kiệm tối đa chi phi để trang trải cuộc sống gia đình. Tôi dám chắc 50% người lao động cuối tháng phải vay tiền để chi tiêu vì những khó khăn phát sinh trong cuộc sống”, bà Phương Anh cho biết. Cũng theo bà Phương Anh, khi người lao động đi làm ở các doanh nghiệp, họ không thể gửi con tại trường công lập. Bởi tại trường công lập, phụ huynh phải đón con muộn nhất là 5 giờ chiều. Tuy nhiên, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thường xuyên phải tăng ca đến 6 – 7 giờ tối. Công nhân tại cácdoanhnghiệpbắt buộc phải gửi con tại các trường tư thục. Do vậy, chi phí cũng sẽ tăng lên, chưa tính đến kinh phí đi lại, ăn uống. Tính toán với một gia đình cơ bản gồm vợ chồng và hai con, mức chi phí sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng – tương ứng với thu nhập của hai vợ chồng; chưa tính đến việc người lao động phải chi trả tiền thuê nhà, khoản chi phát sinh trong cuộc sống. sống của công nhân lại càng khó khăn, 30% công nhân luôn trong tình trạng túng thiếu. Ông cho biết: “Khi tôi đi gặp người lao động, công nhân, họ hay hỏi tôi bây giờ lương thấp quá. Nhưng bên quản lý cho biết hiện mức lương đã trả cao hơn lương tối thiểu vùng. Quả thật, về khái niệm và thực tiễn, thế nào là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản, tiền lương thực nhân, hay lương đóng bảo hiểm cần thống nhất thêm”. Theo ông Tiến, nhiều người lao động đi vay tiền để giải quyết vấn đề đời thường trước mắt. Đối với họ, nếu phát sinh con ốm trong khi không làm thêm giờ, chắc chắn tháng sau là nợ tiền thuê nhà, vay nợ để mua gạo. Với phần lớn công nhân, theo điều tra, đa phần đều không có tiền tích luỹ, nhà ở; cùng với đó là ốm đau bệnh tật, đóng học cho con phải đi vay tiền. Nhiều công nhân lao động còn phải đặt sổ BHXH, chứng minh nhân dân để đi vay tiền chỉ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, mua gạo… Năm nay, bên cạnh mức lương tối thiểu tháng còn có mức lương tối thiểu giờ để bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng trong thời điểm giá xăng leo thang kéo theo giá cả sinh hoạt tăng khiến cho cuộc sống của phần lớn công nhân vẫn còn khó khăn. Sau mùa dịch COVID-19 kéo dài suốt hai năm qua, theo TS. Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cuộc NGAYNAY.VN 4 Số285 - ThứNăm, ngày7/7/2022 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==