Ngày Nay số 286

Kể chuyện nghìn năm văn hiến bằng... công viên Hồi sinh Đầu tháng 5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề cập rõ việc hoàn thành cải tạo môi trường sôngTô Lịch hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp phát triển bền vững. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE) về việc xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật). Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan văn hóa, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt, đề xuất của JVE tạo ra các không gian trên sông, xây dựng các công trình văn hóa như khu Không gian văn hóa các triều đại, Không gian văn hóa 54 dân tộc kết hợp với những phân khu Phù điêu, Tượng đài, Văn bia, Quảng trường, ki-ốt văn hóa là ý tưởng độc đáo, thu hút sự quan tâm và chú ý của các chuyên gia. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết: “Các công trình văn hoá như khu Thực thể, khu Tượng đài, khu Văn bia… sẽ được xây nổi trên sông. Kết hợp với đó là các cầu mái vòm nối hai bờ sôngvới độcongmái phùhợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng”. Trong khi mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn chưa thể giải quyết, một giải pháp sáng tạo đã được đưa ra là biến sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh cùng hệ thống hầm ngầm chống ngập... THIÊN CHƯƠNG Từ bản phối cảnh 3D mà JVE cung cấp, có thể thấy các công trình kiến trúc nổi tiếng ở mỗi thời kỳ, triều đại sẽ được tái hiện trên khu vực sông của thời kỳ đó. Suốt dọc sông có xây dựng những thủy đình hay còn gọi là“Lầu Vọng Nguyệt”để người dân Thủ đô có thể trải nghiệm dịch vụ du lịch tâm linh tới các đền, chùa; tham quan, vãn cảnh theo trục thời gian từ thời kỳ An DươngVương dựng nước cho đến cuối sông là nhà Nguyễn. Suốt dọc sông có dựng tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc tổ Lạc Long Quân - Âu Cơ và các vị vua lập nên các triều đại trong lịch sử, các vị anh hùng dân tộc để người dân được tỏ lòng thành kính. “Với bên dưới là hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông, sông Tô Lịch hoàn toàn có triển vọng thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh. Đây sẽ là giấc mơ đẹp về cả khía cạnh mỹ thuật, văn hóa, môi trường, cảnh quan lẫn hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ dòngsông”, ôngTuấnAnhnói. Hiện các sông trong khu vực nội đô Hà Nội vẫn đang gặp tình trạng ô nhiễm. Đến nay, Hà Nội chưa có giải pháp mang tính toàn diện để khắc phục, xử lý hiệu quả triệt để. Do vậy, công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với thành phố là phải phục hồi, làm “sống” lại các dòng sông như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét. Qua đó không chỉ nhằmnâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường mà còn lịch sử - văn hóa - tâm linh và các câu chuyện văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm coi nhưmột làn giómới. Theo dõi dự án và có những đóng góp tích cực từ ngày đầu, họa sĩ Trịnh Yên, TrưởngbanVănhóa, Liênhiệp các Hội UNESCOViệt Namcho biết: “Chỉ có sông Tô Lịch mới đủ tư cách hàm chứa và kể chuyện về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Nếu dự án được triển khai, công trình sẽ là cụmbảo tàngdi tíchngoài trời lớnnhất cả nước, xứng đáng đưa vào kỷ lục”. Cần thận trọng với yếu tố văn hóa Trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí Ngày Nay, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, tuy khôngphải vấnđềmới nhưng ông đánh giá cao sáng kiến của JVE. Sáng kiến này đã tái khởi động lại chuỗi những dự ánvề cải tạo sôngTôLịch từng được công bố trong gần 30 nămqua. “Ở đây cần đặt vấn đề kế thừa, rút kinh nghiệmtừ điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu, công trình trước đó, nhằm rút ra bài học thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Bởi trong suốt quá trình vừa qua chúng ta đã xây dựng được rất nhiều không gian mang lại bộ mặt mới cho hạ tầng kỹ thuật của khu vực nội đô. Công trình vô tiền khoáng hậu Trong nhiều trở lại đây, sông Tô Lịch luôn là “điểm nóng” về ô nhiễm của thành phố, điểm hẹn của các công trình nghiên cứu nhằmmang đến diện mạo mới cho con sông ngàn tuổi. Tuy vậy, hầu như chưa có dự án nào được xúc tiến trọn vẹn, nguyên nhân lớn nhất là do không đưa được phương án giải quyết những vấn đề tổng thể liên quan đến mạng lưới nối kết của dòng sông. Sự xuất hiện của dự án đề xuất giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Hội thảokhoahọc quốc gia vềgiải pháp tổng thể cải tạo sôngTô Lịchdo JVEđề xuất. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==