Ngày Nay số Đặc biệt

Điềumàgiáoviên mongmỏi nhấtởhọc sinhđó làsaukhi thành đạt, cácemsẽdùng tài năngcủamìnhđể đónggópchoxãhội vàtruyềndạy lại kiến thức chothếhệsau. Chúng tôi chỉ chọn những em thực sự say mê Toán vào đội tuyển. Giáo viên không bao giờ ép học sinh phải học, phải thi nếu các em không muốn, và cũng không khuyến khích phụ huynh làm điều tương tự”. NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, PGS.TS NGUYỄN VŨ LƯƠNG học sinh đội tuyển; không tổ chức dạy đội tuyển tốt thì sẽ không có học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; không dạy thi quốc gia, quốc tế tốt thì sẽ không có giải, không có huy chương. Thầy Lương nhận xét, một số trường chuyên ở Hà Nội và các tỉnh khác chưa xây dựng được quy trình đào tạo rõ ràng cho đội tuyển. Thường lúc sát kỳ thi, họmới mời giáo viên giỏi về dạy. Một số lớp đội tuyển thì lại dophụhuynh tổ chức chứ không phải giáo viên. Với thầy Lương, tổ chức dạy đội tuyển là một nghệ thuật, và để làm tốt điều này cũng không cần phải chi quá nhiều tiền. “Học sinh xuất sắc không hề thiếu, nhưng do không được phát hiện sớm và không đượcđàotạođúnghướngnên cácemchưa thểđạt thànhtích cao,”thầy Lươngnói. Về phương pháp giảng dạy, theo TS Phạm Văn Quốc, Phó Hiệu trưởngTrườngTHPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, người trực tiếp quản lý đội tuyển Toán, rèn kỹ năng tự học cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Tự học không chỉ giúp bồi dưỡng thêm kiến thức, mà còn nuôi dưỡng niềmsaymê, yêu thích Toán học trong các em. Là một trườngchuyên trực thuộc đại học, nên có lẽ phong cách dạy và học của giáo viên và học sinh trườngTHPT Chuyên Khoa học Tự nhiên cũng phần nào mang dáng dấp của giảng viên và sinh viên. Nhiều người nghĩ rằng, học đội tuyển sẽ rất căng thẳngvì lịchhọcdàyđặc và áp lực từ kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô là rất lớn. Nhưng thầy Lương cho rằng, căng thẳng là do các emhọc không đúng phương hướng và không được đào tạo đúng phương pháp. “Chúng tôi chỉ chọn những em thực sự say mê Toán vào đội tuyển. Giáo viên không bao giờ ép học sinh phải học, phải thi nếu các em không muốn, và cũng không khuyến khích phụ huynh làm điều tương tự”, thầy Lương nói, “do đó, những học sinh xuất sắc như em Đăng không chỉ có năng khiếu mà còn rất yêu thích môn Toán. Được học kiến thức mới, được thamdự các cuộc thi lớn và giành huy chương là niềm hạnh phúc, niềm hãnh diện của các em.” Học không chỉ để lấy “Vàng” Tấm HCV tuyệt đối của Đăng là một lời khẳng định trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên vẫn có một thế hệ trẻ đầy tài năng, không thua kém gì những bậc đàn anh. Nhưng để giữ vững thành tích này, trường sẽ chọn một hướng đi khác so với trước kia, đó là ưu tiên đào tạo nên một tập thể xuất sắc, chứkhôngchỉ còn là một vài cá nhân xuất sắc. Thầy Lương cho biết, những năm gần đây, thành tích của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tại kỳ thi HSG Toán quốc gia (VMO) là chưa được như mong muốn. Cụ thể, saumỗi kỳ VMO, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kỳ thi tuyển chọn đội tuyển Olympic Toán Việt Nam (còn gọi là là kỳ thi TST, viết tắt của Team Selection Test). 48 thí sinh có điểm thi VMO cao nhất sẽ tham dự kỳ thi này để chọn ra 6 thí sinh xuất sắc nhất tranh tài tại IMO. Trong 4 năm gần đây (2019-2022), trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên chỉ có 11 học sinh lọt vào kỳ thi TST. Có thể thấy, “lực lượng” của trường tại 4 kỳ tuyển chọn vừa qua là hơi mỏng, dù đó đều là những thí sinh chất lượng: 5/11 em được chọn đi thi IMO và giành về cho đoàn Việt Nam 4 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ (1 em giành 2 HCV và 1 emgiành 1 HCV, 1 HCB ở 2 kỳ thi khác nhau). “Trong những năm tới, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên sẽ chú trọng hơn vào việc nâng cao thành tích tại hai kỳ thi VMO và TST. Chúng tôi sẽ mở rộng kiến thức giảng dạy cho học sinh, vì nội dung của đề thiVMOvà TST có nhiều điểm khác biệt so với đề thi IMO”, thầy Lương nói, “Mục tiêu là dạy và học để các em được đi thi, chứ không chỉ để lấy huy chương Vàng. Theo tôi, đây là hướng đi đúng đắn để nâng cao chất lượng học sinhmột cách đồng đều và duy trì thành tích của trường tại những cuộc thi lớn”. Bên cạnh giải thưởng và những tấm huy chương, điều quý giá nhất Toán học mang đến cho học sinh là khả năng tư duy logic, mạch lạc, chính xác cùng kỹ năng học và làm việc độc lập. Thầy Phạm Văn Quốc chia sẻ, người nào có tư duy Toán học tốt có thể phân tích, giải quyết trôi chảy rất nhiều vấn đề trong công việc và cuộc sống. Không chỉ vậy, kỹ năng tự học, tự làm việc sẽ luôn phát huy tác dụng trong bất cứ ngành nghề nào. “Chúng tôi luôn mong học sinh của trường sau này không chỉ thành công trong lĩnh vực Toán, mà sẽ thành công trong mọi lĩnh vực trên trường đời”, thầy Quốc nói. Nhưng thành công mới chỉ là bước khởi đầu. Thầy Lương tâm sự, điều mà giáo viên mong mỏi nhất ở học sinh đó là sau khi thành đạt, các em sẽ dùng tài năng của mình để đóng góp cho xã hội và truyền dạy lại kiến thức cho thế hệ sau. Nhiều cựu học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã từng giành huy chương IMO như TS Phạm Huy Tùng, TS Nguyễn Chu Gia Vượng,... vẫn thường trở về huấn luyện cho đội tuyển Toán của trường. Học thuật sẽ giống như một dòng sông chảy mãi từ thế hệ này qua thế hệ khác và không bao giờ dừng lại. Có lẽ, đó là niềm vui lớn nhất của những người giáo viên như thầy Lương và thầy Quốc. n GSNgôBảo Châu, PGS.TSKH VũHoàng Linh đang lắngnghe những chia sẻ của emNgôQuý Đăng. (Ảnh: HUS) NGAYNAY.VN 93 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==