Ngày Nay số Đặc biệt

Viễn cảnh đô thị “xanh và thông minh” Từ nhiều năm nay, đại đô thị Jakarta - thủ đô đông dân nhất Đông Nam Á với hơn 31 triệu dân cư - đã trở nên quá tải, phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải như ùn tắc giao thông triền miên, ngập lụt; ô nhiễm không khí, rác thải; thiếu nước sạch; thời tiết ngày càng khắc nghiệt và tốc độ chìm xuống biển nhanh nhất thế giới… Các chuyên gia cảnh báo 1/3 diện tích Jakarta có thể chìm dưới mặt nước vào năm2050. Trước tình thế cấp bách này, năm 2019, chính quyền Tổng thống Joko Widodo đã công bố quyết định táo bạo dời thủ đô sang khu vực Bắc Penajam Paser và một phần của khu vực Kutai Kertanegara, tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo (còn gọi là đảo Kalimantan). Cách Jakarta khoảng 2.000 km, đây là hòn đảo nằm ở trung tâm đất nước, lớn thứ ba thế giới, có nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, môi trường trong lành; ít xảy ra xung đột, thiên tai. Dân số Kalimantan hiện chỉ chiếm 5,8% dân số cả nước với mật độ 28 người/km2. Với những lợi thế như vậy, chính quyền Indonesia hy vọng việc dời thủ đô đến Kalimantan sẽ giải được các “bài toán” thách thức ở Jakarta, đồng thời tạo thuận lợi cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền. Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Indonesia, hiện đảo Java đóng góp tới 59% giá trị nền kinh tế Indonesia, trong khi sự đóng góp của đảo Kalimantan mới ởmức 8,05%. Ý tưởng dời đô thực ra đã được nhiều đời lãnh đạo Indonesia ấp ủ song chưa ai thực hiện được. Do vậy nếu thành công, nó có thể trở thành di sản hàng đầu sau hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông Widodo. Saumấy nămngưng trệ vì dịch bệnh COVID-19, để hiện thực hóa“siêu dự án”dời đô trị giá hơn 32 tỷ USD, đầunăm2022, Hạ viện Indonesia đã luật hóa, thông qua Dự luật Thủ đô mới, đặt tên thủ đô mới là Nusantara – có nghĩa là “quần đảo”. Với diện tích hơn 256.000 ha (gấpba lần Jakarta), Nusantara sẽ được phát triển theo 4 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2022 đến năm2045 - thời điểmkỷ niệm năm độc lập thứ 100 của Indonesia. ha được sử dụng để xây dựng các công trình; 200.000 ha còn lại được giữ lại để trồng rừng. Người ta có thể hình dung những công dân của thủ đô tương lai đi dạo trên những vỉa hè phủ bóng cây xanh, những ngôi nhà bên bờ hồ thơ mộng, những tòa nhà hiện đại tuyệt đẹp… Tại trung tâm Nusantara, nổi lên sẽ là công trình Cung điện Nhà nước (Dinh Tổng thống) được thiết kế từ ý tưởng chim thần Garuda đang sải cánh và tích hợp nhiều không gian xanh: phía trước là bãi cỏ lớn đặt quốc kỳ Indonesia; lối dẫn vào phủ toàn bộ cỏ xanh; xung quanh và trênnóc tòanhà cũngđược trồng nhiều cây xanh, bài trí tiểu cảnh tạo cảm giác thân thiệnmôi trường. THÙY DƯƠNG Chính quyền Tổng thống Joko Widodo hình dung về một thủ đô Nusantara tương lai được quy hoạch tổng thể hiện đại “xanh và thông minh”, là niềm kiêu hãnh về bản sắc và sự tiến bộ của đất nước Indonesia. Indonesia muốn đưa Nusantara thành siêu trung tâm ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, là “đất lành”cho các ngànhdược phẩm, y tế, công nghệ phát triển bền vững bên ngoài đảo Java. Theo đó, chính quyền cam kết bảo vệ hệ sinh thái đa dạng trên đảo Kalimantan, biến Nusantara thành một “thành phố trong rừng”, có ít nhất 70% không gian được lấp đầy bởi các cây xanh. Cụ thể, trong 256.000 ha, khoảng 50.000 Indonesia - quốc gia đông dân nhất Đông NamÁ đượcmệnh danh “xứ vạn đảo” đang thực hiện siêu dự án dời thủ đô Jakarta trên đảo Java tới đảo Kalimantan. Kỳ vọng đặt ra rất nhiều song còn đó nỗi lo dân nghèo. Chínhquyền Indonesia camkếtbảovệhệsinh thái đadạngtrênđảo Kalimantan, biếnNusantarathànhmột “thành phốtrongrừng”, có ítnhất 70%khônggianđược lấpđầybởi các câyxanh. Giấc mộng dời đô ở “xứ vạn đảo” NGAYNAY.VN 98 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==