Ngày Nay số Đặc biệt

Cáccụmthủyđiệnsẽđược xây dựng trên con sôngKayan chảy qua tỉnh Bắc Kalimantan nhằm cung cấp nguồn năng lượng tái tạo, sạch cho Nusantara và các khu công nghiệp phụ cận. Về hạ tầng giao thông cho Nusantara, chính quyền Indonesia dự kiến xây dựng hệ thống giao thông công cộng đầy đủ, tiện lợi để người dân đi bộ có thể tiếp cận chỉ trong 10 phút; mục tiêu đạt tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng lên tới 80%. Nhằm giảm khí thải, thủ đô mới Nusantara sẽ hạn chế tối đa các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, ưu tiên người đi bộ, đi xe đạp cũng như các phương tiện thân thiệnvớimôi trườngnhư xe điện. Ngoài các trạm sạc, thủ đômới của Indonesia còn có thể phát triển cả hệ thống lànđường tựđộng sửdụng công nghệ cảm ứng từ (dây cáp được đặt ẩn dưới lòng đường, sinh ra trường điện từ) để sạc pin cho xe điện ngay khi đang chạy trên đường. Với viễn cảnh tươi đẹp này, chính quyền Indonesia hy vọng Nusantara sẽ lọt vào danh sách “10 thành phố đáng sống nhất thế giới”. Nỗi lo người nghèo Maesaroh, 35 tuổi, người gốc Đông Java - đã bán thịt nướng gà satay cùng cơm, là món ăn truyền thống của người Indonesia – suốt 13 năm qua trên đường phố Jakarta, bên cạnh nhiều công sở. Cô phục vụ hơn 50 khách hàng mỗi ngày. Khi Indonesia quyết định chuyển thủ đô, Maesaroh không khỏi trăn trở: “Tôi rời quê hương đến Jakarta bởi đây là một đô thị lớn. Tôi có nhiều cơ hội kiếm tiền để gửi về cho gia đình. Nếu các công chức chính phủ chuyển đến đảo Kalimantan, tôi sẽ bán hàng cho ai? Tôi khôngmuốn rời bỏ Jakarta”. Cũng nhưMaesaroh, tầng lớp thu nhập thấp ở Jakarta lo ngại việc Jakarta không còn là thủ đô khiến họ mất đi kế sinhnhai hoặc giảmthunhập. Ở giai đoạn đầu (2024-2029), Indonesia sẽ chuyển các cơ quan nhà nước tới Nusantara cùngsựdi chuyểncủakhoảng 100.000côngchức, nhânviên. Tiếp đó, số dân di cư có thể lên tới hơn 1,5 triệu người. Tuy nhiên, phần đông người nghèo sẽ tiếp tục bám trụ Jakarta vì họ khó kiếm được việc làm, nhà ở tại thủ đômới. Tại Kalimantan, người dân bản địa có nỗi lo họ sẽ mất đi những vùng đất của tổ tiên để lấy chỗ xây dựng thủ đô mới, trong khi quy hoạch Nusantara có thể thiếu các hạ tầng cho người thu nhập thấp như nhà ở xã hội. Liên minh người bản địa Indonesia ước tính có hơn 20.000 người bản địa đứng trước nguy cơ mất đất đai để mờ đường cho thủ đô mới. Trong khi đó, việc thông tin nhiễu loạn về “siêu dự án” dời thủ đô khiến giá đất tại nhiều khu vực ở tỉnh Đông Kalimantan bỗng chốc tăng vọt. Giới đầu cơ đất đã xuất hiện, đơn phương quyết định giá cả thị trường bất động sản, gây bất lợi chongười dân nghèo địa phương. Sự hiện diện của tầng lớp công chức trung lưu ở Nusantara sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, song điều này cũng có thể khiến khoảng cách xã hội và kinh tế giữa các thành phần xã hội gia tăng. Bên cạnh đó, một số người dân cùng các nhà môi trường quan ngại rằng hệ sinh thái của Kalimantan có thể bị tổn hại khi những khu rừng nguyên sơ bị đốn hạ và có thêmnhiềuconđường, sân bay, khu công nghiệp…được xâydựng, làmgia tăngkhí thải và ô nhiễm. Hiện hoạt động khaimỏ và các đồnđiền trồng dầu cọ ở Kalimantan cũng đã đedọa các khu rừngnhiệt đới, vốn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, gồm đười ươi. Một số người hoài nghi mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo của Nusantara, bởi thực tế ngành năng lượng tái tạo hiện mới chiếm 11,5% tổng lượng năng lượng quốc gia của Indonesia. Có thể năng lượng của Nusantara vẫn phải dựa vào nguồn điện từ các nhà máy điện nhiệt than ở Kalimantan. Để xoa dịu những nỗi lo trên, cácquanchức Indonesia khẳng định Jakarta sẽ tiếp tục được đầu tư, phát triển để duy trì vị thế trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. Chính quyết cũng hứa những mối quan tâm về cuộc sống của người dân bản địa Kalimantan và tác động môi trường sẽ được xem xét trong quá trình hoạch định thủ đô mới. Các nhà xã hội học cho rằng kế hoạch phát triển Nusantara phải tính đến sự thích nghi, hòa nhập, các quyền cơ bản về đất đai, kinh doanh, cơ hội việc làm... cho người bản địa và người thu nhập thấp. Có thể nói, cũng giống một số quốc gia khác trong lịch sử từng dời đô, “giấc mộng” thủ đô mới của Indonesia dấy lên nhiều hy vọng cho giới tinh hoa lãnh đạo và người dân. Song để trở thành một giấc mơ đẹp, “bài toán” phát triển không thể thiếu “lời giải đáp” thấu hiểu từ phía chính quyền trước những tâm tư của cộng đồng những người yếm thế. Ngược lại, những vấn đề nan giải ở thủ đô cũ có thể lặp lại. n Cácnhàxãhội học chorằngkếhoạchphát triển Nusantaraphải tínhđếnsựthíchnghi, hòanhập, cácquyềncơbảnvềđấtđai, kinhdoanh, cơhội việc làm…chongười bảnđịavàngười thunhậpthấp. Sựhiệndiệncủatầng lớpcôngchức trung lưuởNusantarasẽgópphầnthúcđẩy kinhtếđịaphương, songđiềunàycũng cóthểkhiếnkhoảngcáchxãhội vàkinh tếgiữacác thànhphầnxãhội giatăng. Đại đô thị Jakarta. NGAYNAY.VN 99 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==