Ngày Nay số Đặc biệt

Tại sao với anh, việc giữ gìn và phát huy hình ảnh Nghê trong văn hóa đương đại lại quan trọng? Phải chăng là có những thứ mà không gian của chúng chỉ có thể là bảo tàng, di tích? Nghê liệu cuối cùng cũng chỉ nên, hoặc buộc phải có đời sốngnhưthế - trong tưcáchcác mẫuvậtnóvốnđãnằmởcácdi tíchvàđượcbảovệ rồi? - Khác với rồng, phượng, Nghê có có tính thế tục cao. Nó vẫn có tính linh, nhưng lại cũng vẫn mang hơi thở của cuộc sống. Nghê cười, Nghê đánh đàn, Nghê nằm chơi. Hình tượng hoan hỷ, biểu cảm vô cùng đa dạng, rất tình và cũng rất đời của nghê chính là thứ khiến chonó khác biệt. Không dễ để tìm những hình tượng như thế trong khu vực.Tôi từngchứngkiếnnhững cuộc thảo luận căng thẳng ở một nước Đông Á rằng có nên chọn rồng để làm biểu tượng của một đại hội thể thao hay không; vì ởnướcđóđểtạohình rồngmà thân thiện, gần gũi thì rấtkhó.Nghêbảnthânnóđãcó tínhđời.Đâychính làtiềmnăng củaNghê. Ngay ở thời điểm hiện tại, dùquanhiều thậpkỷphai nhạt và mới được thảo luận lại gần đây, nghê đã truyền cảm hứng sáng tạo tới các nhà thiết kế, họasĩ, kiếntrúcsư. “Hội quán di sản” của nhóm Trần Thanh Tùng đã đồng hành cùng dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đưa nghê lần đầu ra thế giới qua một sản phẩm lưu niệm có hình connghê từnguyênmẫu đôi nghê đá trong nhà thờ Nguyễn HuyTựu do danh nho NguyễnHuyOánh lậpnên. Rồi Công tyCổphầnTưvấn và Thiết kế Module 3 đã thiết kếvàxâydựngchuỗi sảnphẩm nghỉ dưỡngmang thươnghiệu Nghê, bắt đầu từ Nghê House Hội An. Nghê House là một điểmdừng chân,một bảo tàng nhỏ giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về nghê Việt khi đến với Hội An, Quảng Nam. Tiếp theo Nghê House, Nghê Prana Villa and Spa Hội Ancũngđãhoànthành. Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ IV (2014 - 2019) ghi nhận nhiều hạng mục giải thưởng lấy nghê làm cảm hứng: Thiết kế sáng tạo, sản phẩm trang trí, sản phẩm ứng dụng. Nhà thiết kế Lê Quý Hải đã đoạt giải Ba với sự có mặt của logo Nghê Villa. Nhà thiết kế Lý Thị Viễn Thông được giải Khuyến khích, hạngmụcThiết kế sáng tạo khi đưahìnhảnhnghê vào trangphục. Nguyễn Viết Lợi, nghệ nhân trẻ ở làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng có sản phẩmbộ giỏ tích nắp gắn nghê. Nó gây chú ý bởi hình dáng ấm giỏ tích với quả sơn son thường thấy trên các ban thờ và còn bởi bởi hình ảnh nghê nhỏ nhắn hoan hỉ, đúng như câu “Cười như nghê”. Bên cạnh đó là sự góp mặt của nghệ nhân làng gốm Bát Tràng Trần Nam Tước với nhóm sản phẩm mang hình ảnh nghê trên bờ nóc. Ở cột tứ trụ đình làng Bát Tràng có đôi nghê do ông cung tiến. Nghê trong công trình của Bill Bensley chính là do nghệ nhân ưu túTrần Nam Tước sản xuất. Dường như thương mại và du lịch đóng một vai trò rất lớn trong việc gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa. Một số di sản trở nên nổi tiếng và đi vào cuộc sống hiện đại là nhờ cả nỗ lực của các nhà sản xuất, nhà buôn. Điều gì khiến Nghêkhông thamgiađượcvào dòng chảy này? Và anh có bao giờ nghĩ rằng giới kinh doanh chịu tráchnhiệmcho tình trạng “thất truyền”nàykhông? - Đúng là thương mại có khả năng rất lớn trong việc truyền bá các giá trị văn hóa. Tiếc rằng các nhà buôn nước ta đã sử dụng lợi thế ấy cho những sản phẩm nhập ngoại. Tì hưu là một câu chuyện thương mại vô cùng thành công, bằng việc kể câu chuyện thu hút tài lộc, dùmới xuất hiện chỉ hơn hai thập kỷ nay nhưng giờ trở thành một sản phẩm được thừa nhận khắp hang cùng ngõ hẻm. Tiếc rằng đó là một linh vật củaTrung Hoa. Nghê đáng ra có thể có triển vọng thươngmại rất lớn, khi trở thành đồ lưu niệm, quà tặng, đi vào các thiết kế sản phẩm. Nhật Bản là một quốc gia vô cùng thành công trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống nói chung. Rất nhiều con vật truyền thống của họ trở thành sản phẩm thương mại, thậm chí đi ra quốc tế. Hàn Quốc gần đây có con Haechi, hay chính là con Giải Trãi (chính là chữ trãi trong tên danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi) – một linh thú rất lâu đời của vùng Đông Á – được biến thành một linh vật đáng yêu và sinh động để quảng bá du lịch Seoul. Nó trở thành búp bê, tượng, thú nhồi bông, gối ôm, xuất hiện trên các ấn phẩm du lịch, đi vào phim hoạt hình. Họ còn sử dụng hình tượng Haechi để làmcảmột bộ phimtruyền hình cổ trang ăn khách. Nhưngnhữngđiềuđóđều đòi hỏimột nỗ lực đào sâuvào văn hóa và sáng tạo. Còn việc thương mại hóa thành công tì hưu, sư tử, thiềm thừ, là một kiểu “thấy người ta ăn khoai vácmai đi đào”–cácnhàbuôn Trung Hoa đã làm sẵn truyền thông, sản xuất sẵn sản phẩm rồi thì ta nhập về bán. Hãy quay trở về với những người yêu văn hóa nhưng chưa có cơ hội được biết đến Nghê. Nếuphải vẽmột “TourdeNghê” cho một bạn trẻ yêu du lịch và văn hóa truyền thống – hay tưởng tượng xa hơn, cho một công ty lữ hành đang muốn đồng hành cùng anh trong sứ mệnh của mình - anh sẽ chỉ họ đến những địa điểm tiêu biểu nào, và ở đó, anh sẽ ngắn gọn mô tả vẻ đẹp và sự quý giá của những con nghê tiêu biểu này rasao? - Tôi nghĩ không cần thiết kếmột tour xa xôi, mà hãy bắt đầungay giữa lòng thànhphố Hà Nội, ởmột địa điểmdu lịch ăn khách: Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hàng trăm nghìn lượt người đến thăm Văn Miếu hàng năm, nhưng có lẽ ít ai để ýđếnhìnhảnhnghêởnơi này. Từ ngoài cổng Văn Miếu vào đến bên trong, có rất nhiều mẫunghê. Phần nhiều các kiểu cổng cócột tứ trụ, vị trí phượngmúa ởgiữa, caohơn; nghê chầuhai bên, thấp hơn. Nhưng cột tứ trụ ở Văn Miếu Thăng Long, nghê chầu ở giữa, cao hơn; phượng múa ở hai bên thấp hơn. Nghê mắt tròn to, nhìn chúc xuống như dò xét lòng ngay gian của kẻ sỹ. Miệng nghê ngậm ngọc báu, tượng trưng cho nguồn sáng trí tuệ và sựminhbạch. Cổng Đại Thành là cổng để bướcvàosânĐạiBáivàđiệnĐại Thành.Cổngsơnsonthếpvàng vẽ đồ án long nghê khánh hội. Ở phương Đông, rồng đi liền với mây, ởViệt Nam, rồng cũng thường xuất hiện cùng nghê. Khiêm nhường, nhỏ bé, nép ở hai bên là đôi nghê đá cối cửa trongdángvẻhoanhỷnghênh đón người qua lại. Nghê cũng gópvui trênmột vài tấmbiađề danhTiếnsĩ. Một Tượng Khổng Tử, nằm ở trung tâm của Văn Miếu, cũng có nghê trên trang phục. Trang phục của Khổng Tử không theo điển chế về lễ phụcquanchứcTrungHoamà cũngkhôngtheolễphụcquan chức Việt Nam. Trong hình dung của người Việt đương thời, KhổngTử không còn là vị quan củamột nước Lỗ nào đó thời Xuân Thu (Trung Quốc) mà là bậc Chí Thánh. Vậy nên áomặc của KhổngTử có bổ tử hình rồng. Việc coi Khổng Tử như một ông vua không ngai từ lâuđãđượcmặc nhiên thừa nhậnởTrungHoa.Điều lạ lùng là trên y phục của Khổng Tử lại xuất hiện hình những con nghê ngậm khánh, dáng điệu vô cùngnáohoạt. n Nghê trênđỉnh cột trụởVănMiếuThăng Long. Ảnh: NguyễnHoài Nam. Phác họa cận cảnhđầunghê (phía trước) vàđuôi nghê (phía sau) làmcối cửaởVănMiếu. Nhìnkỹ có thể thấy hai hạt cànghê. Nguồn: TrầnHậuYênThế. Trêndiềm chânbia số24 (năm1602), đồ ánnghê chầungọc báu đượcmiêu tả khá sinhđộng, dángvẻ cung kínhhoanhỉ hiện rõ trong tư thế vàbiểu cảmcủa khuôn mặt nghê. Ảnh: NguyễnHoài Nam. Hàng trăm nghìn lượt người đến thăm Văn Miếu hàng năm, nhưng có lẽ ít ai để ý đến hình ảnh nghê ở nơi này. Từ ngoài cổng Văn Miếu vào đến bên trong, có rất nhiều mẫu nghê. TRẦN HẬU YÊN THẾ NGAYNAY.VN 17 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==