Ngày Nay số Đặc biệt

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đã dành gần hai thập kỷ ghi chép, ký họa và thực hiện các công trình nghiên cứu về nghê trong văn hóaViệt Nam. Nhưng cùngvới hành trìnhdài đó, lànhữngnỗi trăn trở, về một linh vật của Việt Nam mà tiến sĩ Yên Thế cho rằng chưa bao giờ có đời sống xứngđáng. Tạp chí Ngày Nay có cuộc traođổi với tiếnsĩTrầnHậuYên Thếvềbức tranhcủanghêViệt đương thời, và những triển vọng trong tương lai. Ở Việt Nam, cứ nhắc đến nghiên cứu Nghê, ví dụ trong báo giới chúng tôi, là người ta lại nhắc đến tên tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế. Nói xuôi thì bảo rằngđây làniềmtựhào, nhưng ngẫmngược thì có vẻ nó giống một sự cô đơn hơn? Anh có chungcảmgiác không? - Đúng là giai đoạn mới bắt đầu hành trình với nghê, tôi có cảmgiác cô đơn pha lẫn thất vọng khi luônbị ấn tượng rằng chỉ một mình yêu nghê. Đó là giai đoạn đầu thế kỷ XXI, khi mà khắp nơi người ta bày sư tử đá, sử dụng các linh vật ngoại lai còn con nghê lại trở thành thứ xa lạ, hỏi ai cũng không biết. Nhưng giờ thì đã khác nhiều rồi. Nếu cho anh đúng một phút để giới thiệu Nghê cho những người Việt Nam chưa một lần biết đến nó (mà vốn số lượng này, đặc biệt ở người trẻ là không ít), anh sẽnói gì để thu hút sựquan tâmcủahọ? - Trong cuốn sách Quốc văn giáo khoa thư (sách tập đọc và tập viết) in năm 1931 của Trần Trọng Kim, trong bài thứ 12, để dạy cho trẻ biết phụ âm ngh, sách đã có hình minh họa và chữ: Con nghê. Con nghê phải là con vật linh rất đỗi thân quen với người Việt Nam, ai ai cũng biết, bởi thế mới được đưa vào sách vỡ lòng. Không chỉ xuất hiện trong ca dao tục ngữ, trong các không gian tâm linh hay thế tục, cung đình hay thường dân, nghê còn được đặt tên cho một địa danh Hòn Nghê ở bán đảo Sơn Trà. Nghê vẫn ở đây, ở quanh ta, chỉ có điều tacódámgọi tênNghê, cócòn yêumến nghê như cha ông ta đã từng yêumến. Anh là nhà nghiên cứu mỹ thuật, khôngphải lànhàsửhọc, nên có thể câu hỏi này sẽ nặng tínhgiảđịnh. Nhưnganh cógiả thiết nào về lý do khiến hình tượng Nghê mờ nhạt trong đời sống của người Việt như hiện naykhông? - Con nghê gắn nhiều với không gian tâm linh, tôn giáo, và đương nhiên, nó cũng chịu chung số phận trước các biến cố lịch sử. Sau năm 2000, khi Việt Nam hội nhập sâu và ngụp lặn trong làn sóng toàn cầu hóa, thì chính là lúc sư tử phương Tây và Trung Hoa đã nhấn chìm nghê Việt. Tôi cảm thấy phần nào mức độ phụ thuộc của các học giả Trung Hoa. Sách vở Trung Hoa chỉ nói tới sư tử và kỳ lân, hầu như không nói tới Nghê. Thế là nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng ngó lơ con Nghê. Mặc dù văn bia thời Lý, thời Trần không ít lần nhắc tới Nghê. Có một điều rất kỳ lạ, là có những kiến trúc sư quốc tế mới đến Việt Nam, như Bill Bensley chẳng hạn, đến và khảo sát kiến trúc truyền thống nước ta vài tháng thì họ đưa nghê vào công trình của họ luôn (InterContinental Đà Nẵng). Có vẻ nó không hề khó nhận diện trong các công trình văn hóa củaViệtNam? - Người người nước ngoài, không riêng gì Bill Bensley đã rất tinh tường để ý tới nghê. Chẳng hạn như linh mục LéopoldMichelCadière(18691955), khi viết về các con vật linh ở Huế đã viết riêng cho nghê như một linh vật tiêu biểu trong văn hóa Huế. Bill Bensley chú ý tới nghê cũng là điều dễ hiểu vì có rất nhiều bích chương, giấy chứng nhận tham gia Đấu xảo thời thuộc Pháp có hình con nghê. Hay như cuốn sách Southeast Asian Art and Culture : Ideas, Forms, and Societies (Nghệ thuật và văn hóa Đông Nam Á: Ý tưởng, hình thức và xã hội- 2005) đưa ngay hình ảnh con nghê ở Huế lên trang bìa. Bill Bensley chỉ cần đọc một chút sách vở (tiếng Anh, tiếng Pháp) và đến thăm một vài ngôi chùa, ngôi đền là tự khắc chú ý tới nghê. Sức sống của nghê ở các làng quê, ở các không gian nhiều năm, các làng nghê từ Ninh Vân tới Ngũ Hành Sơn đã đục hàng ngàn tượng sư tử đá theo kiểu Minh Thanh. Đó là cuộc “xâm lăng văn hóa” chưa từng có trong lịch sử người Việt. cộng đồng giờ ra sao hay cũng đang dần biến mất, thưa anh? - Nghê không hề bị biến mất ở trong các di tích văn hóa, nhưng thực sự bị xóa sổ ở các làng nghề đá. Trong Hàng cột tứ trụ củaVănMiếuThăng Long, tượngnghêđược đặt trên2 cột giữa, chụpnăm1896. Ảnh: Firmin-André Salles. Hìnhnghê ngậmkhánh ngọc trên trang phục tượng KhổngTử, thế kỷXVIII. ĐỨC HOÀNG (THỰC HIỆN) NHÀ NGHIÊN CỨU TRẦNHẬU YÊN THẾ: “Bỏ nghê Việt, đẽo sư tử đá là một diễn trình tự tha hóa” Cho đến tận hômnay, vẫn rất nhiều người trẻ không có ý niệm về con nghê, và sư tử đá Trung Hoa hay sư tử đá phương Tây vẫn tràn ngập phố phường. Với tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, bỏ nghê Việt, đẽo sư tử đá là “một diễn trình tự tha hóa”. TượngKhổngTử, thế kỷXVIII, hiệnđược đặt tạiVănMiếu, trên trangphục tượng cóhìnhnghêngậmkhánhngọc. Nguồn: TrầnTrungHiếu NGAYNAY.VN 16 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==