Ngày Nay số Đặc biệt

đã dành hỗ trợ đối với ưu tiên của Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý về di sản cũng như công tác kiểm kê các di sản phi vật thể của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng phát huy đầy đủ tiềm năng của Công ước. Sau 35 năm phê chuẩn Công ước, Việt Nam đã có tới 8 di sản được ghi danh là Di sản Thế giới. Mỗi di sản, theo cách riêng của mình, đã góp phần thể hiện bề dày lịch sử và sự giàu có, đa dạng của văn hóa Việt Nam. 20 nămkhai mở Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệmCông ước 1972, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội”. Hội thảo là dịp tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm tại khu vực Chính điện Kính Thiên. Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, nội dung hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính: Đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội và Phát huy giá trị di sản - thực tiễn kinh nghiệm và định hướng. Điều này nhằm thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ đối với Hoàng Thành Thăng Long là tiếp tục đầu tư vào công tác khai quật khảo cổ học để phát lộ những di chỉ, di vật, dấu tích quan trọng, đóng góp vào công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế, hội thảo tập trung vào bàn luận các thành tựu, ứng dụng công nghệ đã đạt được; qua đó đề xuất định hướng, phương án cho giai đoạn quản lý tiếp theo đối với khu di sản để Hoàng Thành Thăng Long trở thành điểm đến ngày càng phát triển, xứng tầm với một di sản thế giới giữa lòng Thủ đô Hà Nội. “Bên cạnh các hoạt động diễn ra tại hội thảo, Hoàng thành Thăng Long tổ chức nhiều buổi trưng bày, triển lãm để hướng ứng dịp kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới. Trong đó, một số sự kiện chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ như trình chiếu công nghệ 3D mapping tại triển lãm Báu vật hoàng cung. Điều này giúp du khách không chỉ chiêm ngưỡng cổ vật theo cách thức thông thường, mà có được trải nghiệm đa chiều, đưa di sản tới gần hơn với công chúng”, ông Quang nói. Nhận định về hội thảo, PhóChủ tịchUBNDTPHàNội Chử Xuân Dũng cho biết: “Sự kiện là một trong những căn cứ, định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Các giá trị di sản đã được xác định phải đóng vai trò là tiêu chí cốt lõi trong việc đánh giá phương án phát triển để cho phép sự đồng thời giữa các giá trị truyền thống và các yêu cầu của cuộc sống hiện đại ngày nay”. n TổngGiámđốcUNESCOAudreyAzoulay thămViệt Namhồi tháng9/2022. NGAYNAY.VN 19 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==