Ngày Nay số Đặc biệt

phố, ngôi nhà cổ luôn là vấn đề được Hoàn Kiếm đề ra, tập trung xử lý. Để giải quyết mục tiêu trên, trong những năm vừa qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực kết nối, hợp tác sâu rộng trên mọi khía cạnh về bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản với các đối tác như thành phố Toulouse, vùng Ile de France, Quỹ giao lưu văn hóa Hàn Quốc, Cục địa chính Bỉ… Kết quả từ những hợp tác này giúp quận có được hỗ trợ kỹ thuật quan trọng để cải tạo, khôi phục thực hiện các dự án như: đền Quan Đế, đình Kim Ngân, Hội quán Quảng Đông; xây dựng Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ, phố tranh Bích họa Phùng Hưng; đào tạo các chuyên gia GIS cho thành phốHà Nội… Về khía cạnh khai thác, phát triển du lịch từ những lợi thế văn hóa vốn có, Hoàn Kiếm là quận đầu tiên của Hà Nội và cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai các không gian đi bộ, tạo cơ hội cho người dân và du khách có thêm điểm vui chơi trong những ngày cuối tuần. Sau vài năm đưa vào thực hiện, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành thương hiệu của du lịch Thủ đô. Những ngày cao điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng vạnngười dân và du khách tới tham quan. Các sự kiện vănhóaquymô lớnđược tổ chức tại đây cũng nhận được sự hưởng ứng của phần đông công chúng, đặc biệt là giới trẻ. “Tínhđếnngày31/8/2022, tại không gian đi bộ thuộc khu bảo tồn cấp 1 trong khu Phố cổHàNội, chúng tôi đã tổ chức 564 buổi biểu diễn trong đó 259 buổi biểu diễn do ngân sách quận chi trả và 305 buổi biểudiễn là từxãhội hóa. Tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, đã có 295 buổi biểu diễn trong đó 86 buổi biểu diễn từ ngân sách quận, 209 buổi biểu diễn từ xã hội hóa diễn ra”, bàTạQuỳnh Phương, Trưởng phòng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch, thuộc Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổHà Nội cho biết. Tiếp nối những thành côngđãđạt được, địnhhướng phát triển sản phẩm du lịch quận Hoàn Kiếm tiếp tục bám sát những trụ cột về du lịch văn hóa, phát huy các giá trị của Thủ đô ngàn năm văn hiến, tạo ra cách tiếp cận mới đối với các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đang sở hữu. Quận tập trung khai thác các không gian sáng tạo để phát triển thành các sản phẩmdu lịch ngày càng nâng tầm thương hiệu của Hoàn Kiếm như: Không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; Không gian đi bộ khu bảo tồn cấp I khu Phố cổ và tuyến phố thương mại du lịch Hàng Ðào - Hàng Giấy gắn với chợ đêm và chợ Ðồng Xuân - Bắc Qua; phố sách 19/12; Không gian bích họa phố Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật cộng đồng PhúcTân,... Điểm đến của nghệ thuật và di sản Nói về hướng đi của quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết quận sẽ tiếp tục phát huy giá trị của“Quận di sản”. Phát huy nguồn lực từ các không gian đặc trưng của như không gian hồ Gươm và phố cổ, không gian phố cũ và không gian ven sông Hồng. Cùngvới đó, quantâmtới kiến trúcđôthị vàkiếntạođể tạora các không gian văn hóa nghệ thuật. Chú trọng phát triển đô thị xanh, đô thị âmthanh, ánh sáng. Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, ẩm thực, thời trang… thành sản phẩmsáng tạo thông qua dịch vụ của công nghệ. Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, khẳng định trong thời gian tới quận sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, tập trung tu bổ di tích, bảo tồnphốnghề, và các hoạt động vănhóa nghệ thuật trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch chất lượng cao. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao nhận diện các giá trị quận đang sở hữu để phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển các dự án gắn với xây dựng thành phố sáng tạo. Về định hướng phát triển quận thành quận di sản, kết hợp nghệ thuật. Ông Long cho biết: “Đây là trọng trách quan trọng trong việc tạo ra nhận diện văn hóa cho Hoàn Kiếm. Cùng với các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị cho di sản, chúng tôi đang tập hợp giới văn nghệ sĩ như các nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, nhà nghiên cứu... đang sinh sống trong địa bàn tạo thành một cộng đồng sáng tạo để tham mưu cho quận trong việc lựa chọn chủ đề, tìm kiếm nguồn lực trongcácdựán sáng tạonghệ thuật. Hướng đi trên đã giúp quận tạo tiếng vang trong các dự án xã hội hóa như Không gian bích họa phố Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật cộng đồng PhúcTân...”. Để tiếp tục làm được những điều trên, trong thời gian tới Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, tạo dựng nếp sống văn hóa gắn với cốt cách của người Hà Nội xưa, thu hút nguồn nhân tài để tiếp cận với công nghiệp văn hóa và sản phẩm sáng tạo. Bên cạnh đó, quận sẽ ra định hướng quy hoạch phát triển trong 10 năm mới, xác định rõ các danh mục cần thực hiện. n HoànKiếmlàquậnđầutiêncủaHà Nội vàcũng làmột trongnhữngđịa phươngđầutiêncủacảnước triển khai cáckhônggianđi bộ, tạocơhội chongười dânvàdukháchcóthêm điểmvui chơi trongnhữngngàycuối tuần.Nhữngngàycaođiểm, không gianđi bộhồHoànKiếmthuhúthàng vạnngười vàdukháchtới thamquan. NGAYNAY.VN 25 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==