Ngày Nay số Đặc biệt

NGỌC LÊ Ngày 17/6/1999, ngày Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình” do UNESCO trao tặng, sau tròn20năm, trong tiết trời thu dịu dàng tháng 10/2019, thành phố Hà Nội được vinh danh là thành viên “Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO”với mục tiêu lấy “Nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững”. Những sự kiện ấy đã giúp xác lậpmục tiêu phát triển văn hóa mới, truyền cảm hứng sáng tạo và định vị thương hiệu mới cho Hà Nội trên trường quốc tế. Dòng chảy văn hóa ngàn năm của Thủ đô Trong hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết 09NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” tổ chức giữa tháng 8/2022, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh, danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình” và từng bước trở thành thành viên “Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO” là bước tiến thuận lợi cho Thủ đô có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là khai thác, phát huy tối đa nguồn lực văn hóa và con người; Đồng thời quyết tâm chuyển hóa cho nguồn lực ấy thành “sức mạnh mềm” văn hóa, đảm bảo thúc đẩy mạnh mẽ việc kế thừa và phát triển dòng chảy văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Là nơi gặp gỡ Đông - Tây, Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sửngànnămvăn hiến, nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Thành phố có 5.922 di tích lịch sử văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận 18 nhóm với 169 bảo vật quốc gia được lưu trữ tại Bảo tàng Hà Nội và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố; Đặc biệt có một bảo vật thuộc sở hữu tư nhân - là thành phố đầu tiên của cả nước có tưnhân sởhữu loại hình này. Hệ thống di sản văn hóa phong phú là những tài sản vô giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và tài nguyên du lịch; góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô văn hiến, thành phố Sáng tạo đến bạn bè quốc tế. Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu. trở thành một trong những thành phố năng động nhất trên thế giới (năm 2019) theo chỉ số tăng trưởng thành phố (CMI) do Jones Lang LaSalle (JLL) thực hiện. Với tư duy và tầm nhìn chiến lược, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục định vị và phát triển đúng đắn, bắt nhịp với hơi thở của thời đại, phấn đấu Hà Nội trở thành trung tâm của sự sáng tạo, định hướng phát triển bền vững trên cơ sở không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử mà còn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho một thời đại mới. Thực hiện có hiệu quả các camkết trongMạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO Với những thay đổi tích cực về chính sách, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô đã và đang từng bước có sự chuyển động tích cực. Tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO là bước đi đầu tiên nhưng rất quan trọng đối với mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Hà Nội. Đặc biệt, tầm nhìn và thương hiệu của một “Thành phố sáng tạo” sẽ tạo điều kiện để Hà Nội có thể thúc đẩy cạnh Lan tỏa hơn nữa thương hiệu “THÀNH PHỐ SÁNG TẠO” Mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng hàng trăm Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã được Chủ tịch nước phong tặng cùng cộng đồng thợ giỏi và rất nhiều nhà sáng tạo trẻ đã đưa Hà Nội trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo lan tỏa trong xã hội; Nơi tôn vinh văn hóa Việt, đưa các sản phẩm thủ công truyền thống ra thị trường quốc tế. Hà Nội cũng tự tin với tỷ lệ dân số vàng, có một cộng đồng sáng tạo mới mẻ, phong phú gồm các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà khoa học, những không gian sáng tạo và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Đây chính là thế mạnh của thành phố trong kết nối quốc tế dựa trên sự sáng tạo gắn với công nghệ số. Phương thức quản trị hệ thống, các sáng kiến trong xây dựng chính quyền điện tử nhằm bảo tồn tự nhiên, phát huy di sản văn hóa dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ đang truyền năng lượng sáng tạo mạnh mẽ đến các công dân thành phố. Hà Nội ngày càng trẻ trung, hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, Với những thay đổi tích cực về chính sách, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô đã và đang từng bước có sự chuyển động tích cực. NGAYNAY.VN 26 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==